Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Có một thực tế đáng báo động là tình trạng vô sinh hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa. Nhiều cặp vợ chồng đang ở độ tuổi 25-27 đi khám hiếm muộn vì mong con lâu quá. Như thế để thấy rõ, không phải chỉ những người lớn tuổi mới hiếm muộn. Có những trường hợp đến khám, qua kết quả vài lần khám, bác sĩ chỉ định IVF. Nhưng cũng có những người đơn giản hơn là bơm tinh trùng vào buồng tử cung, hay hỗ trợ mang thai tự nhiên. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp phức tạp, chi phí lớn, và mất nhiều thời gian. Vậy thời gian cho một ca IVF trong bao lâu?
1. Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Là Gì?
Khái niệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
📍📍📍📍Bạn Có Biết: Quai Bị Rất Nguy Hiểm Với Nam Giới?
Những ai nên làm IVF?
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
2. Thời Gian Cho Một Ca IVF Trong Bao Lâu?
Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:
– Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của người vợ, thăm khám, sàng lọc siêu âm để chuẩn bị cho quá trình điều trị, bắt đầu vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh.
– Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị, chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
– Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
– Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
– Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta – hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.
Như vậy, kể từ thời điểm bắt đầu tiến hành IVF đến khi biết kết quả mang thai tối thiểu là khoảng 5 tuần.
3. Quá trình thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm
Bước 1: Khám sức khỏe sinh sản tổng quát, tư vấn, xét nghiệm
Bước đầu tiên trong quá trình làm IVF mất bao lâu đó là bác sĩ tiến hành khám, tư vấn, chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết và làm hồ sơ cho cặp vợ chồng. Hiện nay các cặp vợ chồng có thể đi khám bất kì ngày nào. Không cần phụ thuộc vào ngày 2 chu kỳ kinh của vợ như ngày trước.
Bước 2: Tiêm thuốc kích trứng
Bác sĩ tiêm thuốc chuẩn bị tử cung vào buồng trứng, 10-12 ngày sau khi tiêm, người bệnh được siêu âm và thử máu nhằm kiểm tra đáp ứng của thuốc với cơ thể. Tùy cơ địa mỗi người, thời gian tiêm thuốc có thể kéo dài trong 10 -12 ngày.
Bước 3: Siêu âm nang noãn, đánh giá tình trạng đáp ứng với thuốc
Bác sĩ sẽ siêu âm nang noãn và thử máu từ 3 – 4 lần để theo dõi và đánh giá sự đáp ứng của buồng trứng với thuốc, từ đó điều chỉnh liều lượng thích hợp.
Bước 4: Chọc hút noãn
Khoảng 34 – 40 giờ tiêm mũi thuốc HCG cuối cùng, bác sĩ tiến hành chọc hút trứng.
Bước 5: Lấy tinh trùng của người chồng
Trong ngày chọc hút noãn từ người vợ, bác sĩ sẽ lấy tinh trùng của người chồng để chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm.
Bước 6: Tạo phôi
Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm.
Các chuyên gia phôi học sẽ theo dõi sự phát triển của phôi trong 3- 6 ngày.
Bước 7: Chuyển phôi vào tử cung
Bác sĩ sẽ lựa chọn phôi khỏe mạnh để chuyển vào tử cung của người vợ. Số lượng phôi chuyển sẽ được thống nhất giữa bác sĩ và người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt hoặc tiêm cho chị em nhằm hỗ trợ thai nhi làm tổ một cách tố nhất. Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 4 giờ tại bệnh viện, sau đó có thể về nhà sinh hoạt bình thường.
Bước 8: Thử thai
14 ngày sau chuyển phôi, người vợ được hẹn thử beta hCG để xác định mang thai hay không.
Việc nắm được thời gian cho một ca IVF trong bao lâu sẽ giúp bệnh nhân sắp xếp được công việc. Điều đó sẽ tạo điều kiện tâm lý thoải mái trong quá trình điều trị, tăng cơ hội thành công cho bệnh nhân. Khi hai vợ chồng quan hệ đều đặn mà chưa có thai, hãy đi khám hiếm muộn. Đây là điều hết sức nên làm. Khi thời gian mong con của bạn còn ngắn thì cơ hội để mang thai càng lớn. Khi càng lớn tuổi, cơ hội có thai của người phụ nữ sẽ giảm dần.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9