Tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì? và cần kiêng những gì là mối quan tâm của nhiều sản phụ? Được biết, cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn này để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho việc thụ thai. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thực ăn uống trước và sau khi tiêm kích trứng ngay sau đây.
I. Ý nghĩa của dinh dưỡng trong thời gian tiêm thuốc kích trứng
Sau khi kích trứng, chị em phụ nữ sẽ được bác sĩ khuyến cáo nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy thực hư dinh dưỡng có vai trò như thế nào khi kích trứng?
Theo các bác sĩ của Viện Mô phôi, chế độ ăn uống sau khi kích trứng sẽ góp phần tăng tỉ lệ thành công cho biện pháp hỗ trợ sinh sản. Nếu chị em có chế độ ăn uống khoa học thì sẽ giúp việc thụ thai diễn ra hiệu quả. Đồng thời, mẹ bầu cũng sẽ có sức khỏe tốt trong quá trình mang thai.
Hơn nữa, khi chị em bắt đầu tiêm thuốc kích trứng. Cơ thể của người phụ nữ sẽ có sự thay đổi để thích ứng với thành phần có trong thuốc. Lúc này, nếu cơ thể đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng nghĩa với việc quá trình rụng trứng sẽ tiến triển tốt, hoạt động trơn tru.
Như vậy, việc có chế độ hợp lý sau khi tiêm thuốc sẽ giúp cho người phụ nữ có sức khỏe tốt nhất. Một sức khỏe tốt chắc chắn việc thụ thai và mang thai sau này cũng sẽ diễn ra hiệu quả và an toàn hơn.
II. Trước và sau tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì?
Trước và sau tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì? Chị em vẫn ăn uống bình thường, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số thực phẩm sau đây chị em không được bỏ quên trong thời điểm này. Cụ thể:
1. Uống đủ nước
Nước là một trong những thực phẩm thiết yếu, không thể thiếu. Nếu thiếu nước, quá trình trao đổi chất sẽ không còn hoạt động trơn tru như trước.
Chính vì thế, lời khuyên đầu tiên dành cho chị em đó là trước và sau khi tiêm kích trứng nên bổ sung nước cho cơ thể. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước để cung cấp cơ thể đủ nước.
2. Bổ sung thêm rau & trái cây
Tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì? Chị em hãy bổ sung các loại rau và trái cây mỗi ngày. Vì đây chính là nguồn bổ sung vitamin dồi dào cho cơ thể của chị em.
Sở dĩ, bác sĩ khuyến cáo chị em nên bổ sung nhóm thực phẩm này vì chúng mang đến rất nhiều công dụng khác.
- Hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Có chất chống oxy hóa đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương.
- Giúp chị em có thân hình cân đối, hài hòa.
🌠🌠🌠 BẠN NÊN BIẾT: [Giải đáp]: Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không?
3. Ngũ cốc tốt cho thời gian kích trứng
Kích trứng nên ăn gì? Món ăn tiếp theo đó chính là ngũ cốc. Việc bổ sung ngũ cốc sẽ giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho chị em. Đồng thời, thực phẩm này còn giúp cân bằng hormone cho cơ thể. Việc này rất cần thiết cho việc thụ thai và mang thai sắp tới.
4. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là một trong những chất dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình kích trứng. Việc chị em bổ sung các đồ ăn chứa nhiều omega 3 sẽ giúp tăng chất lượng của trứng, giúp sự rụng trứng diễn ra đúng chu kỳ. Không những thế, chất dinh dưỡng này còn giúp chị em có niêm mạc tốt nhất để thụ thai.
5. Chất béo chưa bão hòa
Tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì? Gợi ý cuối cùng đó là bổ sung nhóm chất béo chưa bão hòa. Chất béo chưa bão hòa rất tốt cho chị em, giúp chị em tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi sức khỏe tốt, hệ miễn dịch được nâng cao thì việc mang thai sẽ đảm bảo an toàn.
✔️✔️✔️ ĐỌC TIẾP: [Bật mí] 6+ Kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ từ thực tế
III. Tiêm thuốc kích trứng nên kiêng gì?
Bên cạnh việc nắm rõ tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì? Chị em cũng phải tìm hiểu tiêm thuốc kích trứng nên kiêng gì? Về thực phẩm, chị em cần phải kiêng những món ăn sau.
1. Kiêng ăn đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh ngày càng nhiều người ưa chuộng vì rất tiện lợi. Nhưng những đồ ăn này không đảm bảo dinh dưỡng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, nếu bạn đang trong và sau kích trứng nên loại món ăn này ra khỏi danh sách ăn uống hàng ngày.
2. Hạn chế sử dụng đường
Việc sử dụng đường quá nhiều sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Với nữ giới, đường sẽ khiến cho chị em đối mặt với việc tăng cân. Nếu cân nặng không phù hợp thì việc mang thai cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
3. Không nên ăn đồ sống
Trong và sau khi kích trứng, chị em cũng cần nói không với những đồ ăn còn sống. Bởi ăn đồ ăn sống rất dễ nhiễm các tác nhân xấu gây nhiễm trùng. Điều này khiến cho sức khỏe của người nữ không được đảm bảo. Nếu chị em bị nhiễm khuẩn khi mang thai còn gây nhiều biến chứng cho thai nhi.
4. Không hút thuốc
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh lý. Với chị em chuẩn bị mang thai, thuốc lá ảnh hưởng nặng đến sức khỏe sinh sản, đến sự phát triển của thai nhi.
Do đó, chị em cần phải bỏ tuyệt đối thói quen hút thuốc. Với những chị em hút thụ động, nên tránh xa những người xung quanh có hút thuốc. Hoặc động viên họ bỏ thuốc để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.
5. Tránh các chất kích thích
Cuối cùng, chị em cũng nên kiêng những chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Chúng vừa không tốt cho việc mang thai mà còn đe dọa đến sức khỏe của thai nhi sau này.
IV. Lưu ý khác trong thời gian tiêm thuốc kích trứng
Cuối bài viết sẽ là một số lưu ý khác trong thời gian tiêm thuốc kích trứng. Chị em cũng nên bỏ túi để quá trình kích trứng diễn ra suôn sẻ.
- Trong quá trình tiêm thuốc kích trứng, nên tuân thủ đúng liều lượng, loại thuốc sử dụng.
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ để chuẩn bị cho hành trình cao cả sắp tới.
- Thời gian này chị em vẫn nên tập thể dục để tăng sức khỏe cho bản thân. Nhưng lưu ý không vận động mạnh hay chọn những môn tập quá sức.
- Hạn chế tiếp xúc với những hóa chất độc hại cho sức khỏe.
- Nếu có biểu hiện bất thường trong quá trình tiêm thuốc kích trứng cần báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
Trên đây là thông tin giải đáp tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì? Cũng như tiêm thuốc kích trứng cần kiêng những gì? Sau bài viết này, chị em hãy lên danh sách cụ thể các món ăn cho bản thân. Để tạo thực đơn phong phú, đầy đủ dưỡng chất chuẩn bị cho việc mang thai sắp tới.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11