Tụ máu dưới màng đệm còn được gọi là tụ máu dưới màng nuôi hay tụ dịch màng đệm. Sau mỗi lần đi siêu âm, chắc hẳn không ít bà bầu được thông báo kết quả như vậy. Chắc hẳn điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bản thân mẹ bầu. Vậy tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng Viện Mô phôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
I. TỤ MÁU DƯỚI MÀNG ĐỆM LÀ GÌ?
Tụ máu dưới màng đệm còn được gọi là tụ máu dưới màng nuôi, tụ dịch màng đệm hay xuất huyết dưới màng đệm. Hiện tượng xuất hiện máu tụ dưới lớp màng bên ngoài túi thai, ở khu vực giữa nhau thai và tử cung. Tụ máu dưới màng đệm bao gồm tụ máu dưới màng đệm sinh lý và tụ máu bệnh lý.
Khi thai nhi khoảng 4 tuần tuổi, mẹ bầu có thể bị tụ máu dưới màng đệm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Hiện tượng này thường không gây đau hay chảy máu. Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu phát hiện trong siêu âm.
Tụ máu dưới màng đệm bệnh lý là tình trạng xuất hiện máu tụ giữa tử cung và nhau thai do mép bánh rau bị bong hoặc các mạch xong rìa mép bánh rau bị vỡ. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể đe dọa sảy thai ở mẹ bầu và cần được theo dõi sát sao.
II. NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?
Hiện tượng tụ máu dưới màng đệm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các kết quả thống kê ghi nhận được thì nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng đệm bệnh lý thường do:
- Chị em trong quá trình mang thai có nội tiết tố kém
- Mẹ bầu phải di chuyển nhiều và vận động mạnh trong thai kỳ khiến cho bánh rau bị bong.
- Mẹ bầu mang thai muộn từ sau 35 tuổi.
- Có hoạt động tình dục và xuất tinh trong cũng có thể dẫn đến tụ dịch màng nuôi.
III. DẤU HIỆU
Hiện tượng máu tụ dưới màng đệm sinh lý sẽ không có biểu hiện bất thường. Hoặc máu tụ số lượng ít cũng rất khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu là hiện tượng bệnh lý nặng, mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng như:
- Bị chảy máu âm đạo
- Khi bị chảy máu nhiều, mẹ bầu sẽ quan sát thấy hiện tượng chảy máu nâu hoặc máu đỏ tươi. Trong trường hợp bệnh lý nặng có thể xuất hiện những cục máu đông.
- Đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới
- Hiện tượng đau bụng có thể xuất hiện cùng với tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng.
- Ra dịch âm đạo bất thường
Để chẩn đoán tụ dịch màng đệm, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để quan sát vị trí thai nhi, túi thai và khoảng trống giữa túi thai và tử cung có xuất hiện ổ dịch hay không.
IV. TỤ MÁU DƯỚI MÀNG ĐỆM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Đa phần tụ máu dưới màng đệm sinh lý sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, không ít trường hợp tụ huyết dưới màng nuôi ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất gây tình trạng bong nhau non từng phần. Mẹ bầu cần theo dõi thường xuyên để chắc chắn rằng tình trạng này sẽ không tiến triển thêm. Nếu hiện tượng tụ máu lan rộng, nhau thai có thể bong hoàn toàn khỏi tử cung của mẹ gây sảy thai.
>>>>TÌM HIỂU: ĐỂ CÓ THAI KỲ HẠNH PHÚC!!!
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tụ máu dưới màng đệm. Tụ máu dưới màng đệm được chẩn đoán dựa trên hình ảnh siêu âm, tuy nhiên việc chẩn đoán còn có thể có nhiều sai sót vì ở 3 tháng đầu thai kỳ, màng ối chưa sáp nhập vào màng đệm là một dấu hiệu sinh lý bình thường trên siêu âm. Các mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Chúc các chị em luôn bình tĩnh và liên hệ với bác sĩ điều trị khi cần nhé!
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11