Ứ dịch lòng tử cung là hiện tượng thường thấy ở các sản phụ sau sinh mổ. Thậm chí là các trường hợp phá thai. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp thì gây ra nhiều hệ luỵ sau này. Đặc biệt là khả năng sinh sản ở những lần sau của sản phụ. Vậy ứ dịch lòng tử cung là gì? Nguyên nhân nào gây ra ứ dịch lòng tử cung? Ứ dịch lòng tử cung có nguy cơ gây vô sinh không? Cùng Viện Mô phôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
👉Ngày 30/10/2023: Điều trị tắc ống dẫn tinh như thế nào?
👉Ngày 12/02/2023: Cần kiêng gì sau khi bơm IUI?
👉Ngày 27/10/2023: Chất lượng tinh trùng đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng
👉Ngày 28/10/2023: Chương trình: Khám tư vấn miễn phí cho Quân nhân
👉Ngày 26/10/2023: Cảnh giác các dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung
👉Ngày 25/10/2023: Động lực cho các mẹ có niêm mạc mỏng!
Ứ dịch lòng tử cung là gì?
Ứ dịch lòng tử cung là hiện tượng các chất dịch như máu, mô, nước, nhau không thể thoát ra ngoài theo đường âm đạo mà tồn đọng lại trong tử cung người phụ nữ. Hiện tượng ứ dịch tử cung thường chỉ xảy ra sau khi phá thai hoặc sinh nở.
Thành phần của sản dịch bao gồm: Máu, nước ối, vi khuẩn, chất nhầy ở cổ tử cung… Những dịch nhầy bị ứ đọng này sẽ không thể được phát hiện nếu không thực hiện khám xét bằng các phương pháp xét nghiệm sản khoa.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì?
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ứ dịch lòng tử cung sau sinh mổ bao gồm:
- Tử cung của mẹ co hồi chậm do mất máu nhiều, có sót nhau, mẹ suy kiệt;
- Trương lực cơ tử cung của mẹ kém do tử cung bị căng giãn quá mức (do thai to, đa ối, đa thai, chuyển dạ kéo dài, mẹ ít vận động sau sinh);
- Cổ tử cung bị đóng kín khiến sản dịch không thể thoát ra ngoài được. Thường gặp trong trường hợp mẹ sinh mổ mà chưa bước vào giai đoạn chuyển dạ nên cổ tử cung không có hiện tượng xóa mở như bình thường.
- Phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai sẽ có nguy cơ bị ứ đọng dịch ở tử cung cao hơn.
- Mẹ sinh mổ khi chưa chuyển dạ dẫn đến hiện tượng cổ tử cung chưa mở ra vì thế dịch ở trong tử cung khó thoát ra gây ứ đọng.
- Trường hợp do thai to, đa ối, đa thai, chuyển dạ kéo dài…
Những dấu hiệu ứ dịch lòng tử cung
Đối với phụ nữ sau khi sinh hoặc đã nạo phá thai thì cần lưu ý các dấu hiệu bất thường. Chị em cần đi thăm khám sức khỏe kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Khi sản dịch bị ứ lại trong tử cung sẽ tạo ra một vài biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu mà chị em cần chú ý:
- Dịch được bài tiết ra rất nặng mùi.
- Xảy ra hiện tượng đau bụng trong nhiều ngày.
- Sốt cao kéo dài liên tục.
- Không thấy sản dịch ra hoặc tiết rất ít.
- Xuất hiện cục máu đông lớn.
- Vùng bụng khi dùng tay ấn vào thì bị đau.
Ứ dịch lòng tử cung có nguy cơ gây vô sinh không?
Gây viêm nhiễm phụ khoa
Những sản dịch ứ đọng trong tử cung sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây viêm nhiễm nghiêm trọng tại các cơ quan sinh dục như viêm nội mạc tử cung, viêm viêm tắc vòi trứng… Những vấn đề này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của phụ nữ.
Gây viêm dính buồng tử cung
Ứ dịch lòng tử cung lâu ngày dẫn đến viêm dính buổng tử cung. Biến chứng này gây khó khăn cho trứng gặp tinh trùng để thụ thai cho nên tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho chị em phụ nữ. Nó cũng là nguyên nhân gây sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, thai ngoài tử cung.
Gây vô sinh – hiếm muộn
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà nhiều chị em cần cảnh giác khi bị ứ dịch lòng tử cung. Vì tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng nên những hiện tượng bất thường xảy ra ở đây đều có ảnh hưởng đến khả năng có con sau này. Sản dịch ứ đọng trong lòng tử cung chứa máu, sót rau thai, các mô,… Khiến tử cung bị viêm nhiễm. Viêm nhiễm kéo dài có thể gây tắc vòi trứng, bệnh nhân dễ mang thai ngoài tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non ở những lần sinh sau.
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Ứ dịch tử cung có thể khiến nữ giới không còn hứng thú, lãnh cảm tình dục, tự ti về bản thân,… ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
Cần làm gì khi bị ứ dịch lòng tử cung?
Siêu âm giúp bác sĩ phát hiện, chẩn đoán dịch tử cung và những ảnh hưởng của nó nếu có, từ đó quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị với ứ dịch lòng tử cung: dùng thuốc và hút sản dịch.
Dùng thuốc
Nếu trường hợp ứ dịch ít và phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được dùng thuốc để điều trị. Các thuốc thường được chỉ định như thuốc tiêm, thuốc ngâm. Thuốc truyền tĩnh mạch pha loãng với NaCl để thúc đẩy tử cung co bóp mạnh hơn, đẩy sản dịch ra ngoài.
Nếu bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng sinh chống viêm, kháng khuẩn.
Hút dịch
Phương pháp này sẽ được sử dụng khi phương pháp trên không hiệu quả. Nếu tình trạng ứ dịch nặng thì phương pháp hút sản dịch sẽ được chỉ định. Thủ thuật can thiệp nong cổ tử cung bằng tay và hút sản dịch bằng ống chuyên dụng, yêu cầu kỹ thuật và máy móc tiệt trùng sạch, hiện đại. Vì thế, bệnh nhân nên cân nhắc lựa chọn bác sĩ và cơ sở chữa bệnh uy tín.
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày có nguy cơ vô sinh không?
Hiện nay, thuốc ngừa thai là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa thụ ...
Th9