Ứ dịch vòi trứng được biết đến là một trong những thủ phạm khiến nữ giới khó có con. Vậy vòi trứng ứ dịch là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết thế nào? Cách điều trị ra sao thì hiệu quả? Cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có phương pháp phòng tránh sớm.
I. Ứ dịch vòi trứng là gì?
Ứ dịch vòi trứng (ứ dịch ống dẫn trứng, ứ dịch tai vòi) là tình trạng ống dẫn trứng bị tắc do chứa dịch bên trong. Theo bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này được biết là thủ phạm khiến nữ giới khó có thai.
Bởi tình trạng ứ dịch ở vòi trứng cản trở đến đường đi của trứng và tinh trùng. Nên quá trình thụ thai rất khó diễn ra, lâu dần gây vô sinh ở nữ.
II. Nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng
Nguyên nhân ứ dịch ống dẫn trứng có thể xuất phát từ chính các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Hoặc cũng có thể do biến chứng của các bệnh viêm nhiễm vùng kín gây ra. Cụ thể:
- Nhiều chị em bị ứ dịch ở vòi trứng là do chậm trễ trong điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Đời sống chăn gối không an toàn khiến bản thân lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh có thể di chuyển sang vòi trứng và gây ứ dịch ở đây.
- Vệ sinh vùng kín không đạt yêu cầu và sai kỹ thuật có thể khiến tác nhân xấu gây bệnh dễ dàng phát triển.
- Biến chứng sau hậu phẫu.
- Nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung…
III. Biểu hiện nhận biết ứ dịch ống dẫn trứng
Thực tế, đa số các trường hợp phát hiện mắc bệnh khi bệnh đã chuyển nặng. Nguyên nhân do các triệu chứng của bệnh tương đồng với nhiều bệnh lý khác. Điều này khiến các chị em chủ quan, bỏ qua mà không can thiệp sớm.
Chính vì thế, nếu thấy bản thân có những triệu chứng bất thường dưới đây. Chị em cần kiểm tra sớm để xác định do ứ dịch tai vòi hay do các bệnh phụ khoa khác gây ra.
1. Không có thai
Biểu hiện ứ dịch ống dẫn trứng đầu tiên các chị em cần lưu ý đó là khó có con. Cụ thể, sau nửa năm vợ chồng có kế hoạch có con, không dùng biện pháp ngừa thai nào.
Đồng thời, sức khỏe của nam giới bình thường, chất lượng tinh trùng đảm bảo nhưng chưa có con. Chị em nên đi kiểm tra vì có thể do ứ dịch ở vòi trứng gây ra.
2. Rối loạn kinh nguyệt
Hoạt động của buồng trứng và chu kỳ nguyệt san của chị em có liên quan mật thiết với nhau. Khi vòi trứng bị ứ dịch sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Chu kỳ của mỗi tháng ngắn dài khác nhau, rong kinh, máu kinh có màu bất thường…
3. Đau bụng dưới
Đi kèm với triệu chứng kinh nguyệt không đều, chị em còn gặp triệu chứng đau bụng dưới. Đặc điểm cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau nghiêm trọng. Càng đến ngày hành kinh, tình trạng đau bụng dưới càng diễn ra nghiêm trọng hơn.
4. Biểu hiện khác
Ngoài 3 triệu chứng phổ biến kể trên, nhiều chị em bị vòi trứng ứ dịch còn có các dấu hiệu sau:
- Vùng kín tiết nhiều dịch ngoài thời điểm rụng trứng hoặc ngày đèn đỏ. Đặc biệt dịch tiết ra loãng, có mùi khá khó chịu.
- Khi giao hợp vùng kín bị đau rát.
- Vùng xương chậu và vùng bụng có triệu chứng đau khi sắp đến ngày đèn đỏ.
- Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân, bị sốt.
IV. Ứ dịch vòi trứng có nguy hiểm không?
Các bác sĩ cho hay, vòi trứng ứ dịch là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Trong trường hợp không được phát hiện sớm sẽ gây nhiều biến chứng tác động xấu đến sức khỏe. Bao gồm:
- Vô sinh – hiếm muộn: Đây là biến chứng thường gặp ở các chị em mắc bệnh. Như đã chia sẻ ở trên, vòi trứng bị tắc do ứ dịch khiến quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng gặp khó khăn. Tỷ lệ đậu thai ở chị em sẽ giảm đi, có nguy cơ bị vô sinh.
- Nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Vòi trứng ứ dịch khiến tinh trùng và trứng đã thụ tinh không thể tiến vào vào tử cung để làm tổ. Thay vào đó, phôi thai sẽ làm tổ ở những bộ phận khác khác như vòi trứng. Tình trạng này khá nguy hiểm, khi thai lớn có thể gây vỡ ở vị trí làm tổ, đe dọa tính mạng thai phụ.
- Cắt bỏ vòi trứng: Xảy ra khi viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài. Buộc phải tiến hành cắt bỏ vòi trứng để hạn chế lây lan sang các bộ phận khác.
- Tổn thương nội mạc tử cung: Dịch có thể chảy ra tử cung và gây tổn thương ở đây.
V. Phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng
Với bệnh ứ dịch vòi trứng, chị em cần đến những địa chỉ chuyên khoa để điều trị. Phác đồ chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Chị em tuyệt đối không được tự ý chữa trị bằng bất kỳ phương pháp nào khi chưa thăm khám.
Một số phương pháp điều trị ứ dịch ở vòi trứng phổ biến phải kể đến gồm:
1. Dùng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để chữa bệnh trong trường hợp ứ dịch giai đoạn nhẹ, chưa gây biến chứng cho bệnh nhân. Thuốc được sử dụng là thuốc kháng sinh với tác dụng loại bỏ viêm nhiễm hiệu quả.
Lưu ý: Chị em dùng thuốc với liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ. Dùng đủ liều, đúng thuốc để bệnh sớm được cải thiện.
2. Thông tắc vòi trứng
Thông tắc vòi trứng được biết đến là một trong những kỹ thuật có từ lâu. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng bơm hơi để hút dịch ra ngoài. Song phương pháp này có nhược điểm đó là dễ tái phát.
3. Mổ nội soi
Mổ nội soi là kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn, giúp loại bỏ dịch một cách hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, với phương pháp này vẫn bảo toàn được khả năng sinh sản cho chị em.
4. Cắt bỏ ống dẫn trứng
Cắt bỏ ống dẫn trứng được chỉ định khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra nghiêm trọng, có nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác. Việc cắt bỏ ống dẫn trứng cũng sẽ giúp chị em hạn chế mắc các bệnh phụ khoa sau này.
Sau khi cắt ống dẫn trứng, chị em có vẫn có thể có con nhờ các biện pháp hỗ trợ sinh sản như IVF. Còn nếu chỉ cắt một ống dẫn trứng, nhiều trường hợp vẫn có thể mang thai tự nhiên.
VI. Tham khảo các cách chữa ứ dịch vòi trứng tại nhà
Bên cạnh cách phương pháp điều trị hiện đại kể trên. Rất nhiều chị em bị ứ dịch vòi trứng thay vì điều trị tại cơ sở y tế lại tìm đến cách chữa tại nhà.
1. Đông y
Tùy vào trường hợp ứ dịch huyết ứ hay khí trệ mà bác sĩ sẽ có bài thuốc Đông y phù hợp.
Bài thuốc do huyết ứ:
Bao gồm các nguyên liệu sau:
- Trần bì (6g);
- Hồng hoa (10g);
- Sài hồ (12g);
- Thăng ma (6g);
- Chỉ xác (10g);
- Đẳng sâm (16g);
- Đào nhân (10g);
- Hoàng kỳ (20g);
- Xuyên khung (8g)
- Quy đầu (12g);
- Tạo giác thích (10g);
- Bạch truật (12g).
Mỗi ngày, chị em sắc 1 tháng lấy nước uống.
Bài thuốc do khí trệ:
Bao gồm các nguyên liệu:
- Quan quế (5g);
- Hồng hoa (8g);
- Hoàng kỳ (20g);
- Xuyên khung (10g);
- Một dược (8g);
- Bạch thược (20g);
- Ngô thù (8g);
- Quy đầu (20g);
- Đào nhân (8g);
- Tục đoạn (15g);
- Nhũ hương (8g);
- Ngải cứu (30g);
- Sinh địa (10g).
Cũng tương tự như bài thuốc trên, mỗi ngày người bệnh sắc 1 thang lấy nước uống.
Lưu ý: Mặc dù bài thuốc Đông y lành tính nhưng hiệu quả chậm, còn phụ thuộc vào cơ địa. Người bệnh nên tìm đến địa chỉ cung cấp thuốc Đông y uy tín để lấy thuốc. Nhược điểm của phương pháp đó là cần nhiều thời gian uống thuốc. Hơn nữa, thuốc Đông y không thể trị dứt điểm tình trạng ứ dịch ở ống dẫn trứng.
2. Thuốc Nam
Bên cạnh thuốc Đông y, thuốc Nam cũng được rất nhiều chị em lựa chọn khi bị ứ dịch ở ống dẫn trứng. Một số thuốc Nam được sử dụng điều trị trong trường hợp này gồm:
- Tỏi: Chất kháng sinh có trong tỏi giúp cải thiện viêm nhiễm. Người bệnh có thể dùng 1 – 2 tép tỏi mỗi ngày bằng cách ăn sống, sử dụng xào nấu.
- Nghệ: Nguyên liệu này cũng được biết đến là giải pháp chống viêm rất tốt. Người bệnh sử dụng 8g/ngày để cải thiện ứ dịch vòi trứng.
- Hoa chuối: Chị em nên sử dụng hoa chuối làm thành đa dạng các món ăn để sử dụng.
- Lá mâm xôi: Có thể dùng loại lá này để làm trà, có thể kết hợp thêm lá bạc hà hoặc đinh lăng để dùng.
- Ngải cứu: Chị em nấu nước lá ngải cứu để xông “cô bé”. Ngoài ra, nên kết hợp dùng lá ngải cứu bằng cách chế biến thành món ăn hoặc hoặc đun nước uống.
Lưu ý: Hiệu quả của phương pháp này này chưa được kiểm chứng. Các bài thuốc Nam chỉ cải thiện các triệu chứng không điều trị dứt điểm tình trạng ứ dịch.
Trên đây là thông tin về ứ dịch vòi trứng, đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây vô sinh ở nữ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe sinh sản, chị em cần điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không chủ quan, không tự ý chữa bệnh khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
Bài viết liên quan
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày có nguy cơ vô sinh không?
Hiện nay, thuốc ngừa thai là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa thụ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9