Estrogen thường được biết đến là hormone sinh dục nữ với nhiều vai trò khác nhau. Có 3 dạng estrogen khác nhau trong cơ thể người phụ nữ: E1, E2 và E3. Trong đó E2 hay còn gọi là Estradiol, là dạng estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng mạnh nhất, chủ yếu do buồng trứng tiết ra. E2 hiện diện ưu thế trong độ tuổi sinh sản. Vậy xét nghiệm E2 được thực hiện khi nào? Bài viết dưới đây Viện Mô phôi xin chia sẻ một số thông tin quan trọng về loại hormone này.
⛳️Ngày 30/10/2023: Điều trị tắc ống dẫn tinh như thế nào?
⛳️Ngày 12/02/2023: Cần kiêng gì sau khi bơm IUI?
⛳️Ngày 27/10/2023: Chất lượng tinh trùng đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng
⛳️Ngày 28/10/2023: Chương trình: Khám tư vấn miễn phí cho Quân nhân
⛳️Ngày 26/10/2023: Cảnh giác các dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung
⛳️Ngày 25/10/2023: Động lực cho các mẹ có niêm mạc mỏng!
E2 là gì?
Hormone Estrogen là gì?
Estrogen (Oestrogen) hay còn gọi là nội tiết tố Estrogen, là hormone chủ về sinh dục nữ, quy định giới tính ở phái nữ. Estrogen được sản xuất chính ở buồng trứng, một phần nữa ở tuyến thượng thận và nhau thai. Estrogen cũng tồn tại ở nam giới, tuy nhiên lượng hormone này không nhiều.
Phân loại
Có 3 dạng estrogen khác nhau trong cơ thể người phụ nữ lần lượt là:
- Estrone (E1). Đây là dạng estrogen có tác dụng yếu, chủ yếu do gan và mô mỡ tạo ra. Chúng hiện diện ưu thế sau tuổi mãn kinh.
- Estradiol (E2). Đây là dạng estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng mạnh nhất, chủ yếu do buồng trứng tiết ra. Hiện diện ưu thế trong độ tuổi sinh sản.
- Estriol (E3). Đây là dạng estrogen có tác dụng yếu nhất, chủ yếu do nhau thai tạo ra, hiện diện ưu thế trong thai kỳ. Hormone này giữ cho tử cung trở nên khỏe mạnh và kích thích tử cung phát triển cùng với thai nhi đang phát triển. Nồng độ estriol đạt đỉnh vào cuối thai kỳ giúp cơ thể sẵn sàng cho việc sinh con và cho con bú.
Estrogen thay đổi thế nào qua từng giai đoạn?
Đối với nữ, Estrogen đạt đỉnh giai đoạn sinh sản (25-30 tuổi) sau đó bắt đầu giảm dần và giảm rõ rệt khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, đến giai đoạn mãn kinh thì ngừng sản xuất.
Estrogen được coi là hormone quan trọng nhất ở phái nữ. Không chỉ giúp duy trì sức khỏe, sắc đẹp mà còn liên quan mật thiết đến sinh lý nữ. Nếu nội tiết tố nữ suy giảm hoặc bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Ngoài ảnh hưởng đến quá trình điều hòa kinh nguyệt, Estrogen còn ảnh hưởng đến sinh sản, đường tiết niệu, tim, mạch máu, xương, da, vú, da, tóc, cơ vùng chậu và não. Đồng thời ảnh hưởng đến đặc điểm sinh dục thứ cấp như lông mu, lông nách. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi Estrogen.
E2 là gì?
E2 là viết tắt của một loại nội tiết tố nữ, nó có tên là Estradiol – một hormone sinh dục nữ được tiết ra từ buồng trứng là chủ yếu và một phần có thể do nhau thai hay tuyến thượng thận.
E2 có liên quan trực tiếp đến sinh sản và chu kì kinh nguyệt ở nữ giới. Estradiolcũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển về đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nữ giới như ngực nở, hông to và hình thái phân bố mỡ cơ thể.
Xét nghiệm E2 được thực hiện khi nào?
Xét nghiệm E2 là một xét nghiệm nhằm xác định nồng độ estradiol có trong máu. Xét nghiệm E2 sẽ được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:
- Khi sự phát triển tuổi dậy thì ở trẻ (cả nam và nữ) có dấu hiệu bất thường.
- Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận. Xác định chính xác hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh suy tuyến yên.
- Xét nghiệm estradiol cũng để theo dõi sự phát triển nang trứng khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
- Xét nghiệm E2 cũng được chỉ định dùng khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như vô sinh ở nữ giới, chảy máu âm dạo bất thường hay chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
- Trong thời kỳ tiền mãn kinh, xét nghiệm E2 cũng được sử dụng để đánh giá những tình trạng của phụ nữ trong giai đoạn này
- Xét nghiệm E2 còn được dùng trong việc đánh giá các chức năng của buồng trứng.
Xét nghiệm estradiol còn được sử dụng khi cơ thể phụ nữ có những triệu chứng của khối u ở buồng trứng như:
- Sờ được khối bất thường tại vùng bụng.
- Ăn cảm thấy nhanh no dù ăn lượng ít.
- Đau bụng dưới và vùng xương chậu.
- Sút cân bất thường dù không áp dụng bất kỳ phương pháp giảm cân nào.
- Thường xuyên buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần.
- Những người có dấu hiệu xuất hiện ở người có tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư đặc biệt là ung thư buồng trứng và ung thư vú.
Xét nghiệm E2 bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ E2 có thể thay đổi theo chu kỳ sinh lý của nữ giới lúc trưởng thành. Nồng độ estradiol ở nữ giới sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể:
- Ở pha nang noãn, nồng độ E2 ở mức 11.3 – 232.3 pg/mL,
- Khi rụng trứng nồng độ này sẽ tăng lên 41.1 – 397.4 pg/mL,
- Ở pha hoàng thể E2 lại giảm dần xuống 22.3 – 340.3 pg/mL,
- Thời kỳ tiền mãn kinh nồng độ E2 giảm xuống thấp chỉ ở khoảng dưới 5 – 137.4 pg/mL.
E2 máu tăng trong:
- Dậy thì sớm ở trẻ em.
- Bế kinh do tăng tiết hormon.
- U lớp vỏ hay lớp hạt của nang trứng…
- E2 phối hợp vối CE làm tăng giá trị khi chẩn đoán ung thư vú. E2 còn tăng nhẹ trong bệnh xơ gan, viêm gan, bệnh vú lành tính. .
E2 máu giảm trong:
- Hội chứng buồng trứng không phát triển.
- Dọa xảy thai hoặc nhiễm độc thai.
- Hội chứng Sheehan…
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10