Xét nghiệm FSH để làm gì?

xet nghiem fsh

FSH là một hormone nội tiết rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và quá trình sinh sản của phụ nữ. Cùng với hormone LH, FSH sẽ giúp điều hòa các chức năng sinh sản ở cả hai giới. Nồng độ của FSH trong máu có thể thay đổi tăng hoặc giảm và khi đó sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề của hệ sinh dục. Vậy xét nghiệm FSH để làm gì? Bài viết dưới đây Viện Mô phôi chia sẻ những thông tin cần biết về chỉ số FSH.

💡Ngày 17/10/2023: Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?

💡Ngày 16/10/2023: Tinh hoàn ẩn là gì?

💡Ngày 16/10/2023: Hội chứng PRADER WILLI là gì?

💡Ngày 13/10/2023: 5 bệnh lý thường gặp ở tinh hoàn dễ gây vô sinh ở nam giới.

💡Ngày 12/04/2023: Vô sinh thứ phát là gì?

💡Ngày 21/04/2023: PGT-M là gì?

Hormone hướng sinh dục FSH là gì?

FSH là gì?

FSH là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não. Hormone FSH ở nữ giới có tác dụng kích thích noãn bào phát triển. Và đây là một phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. 

20200429 xet nghiem FSH 1
FSH là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não.

Loại hormone này được phát triển mạnh trong giai đoạn tuổi dậy thì của cả nam và nữ giới. Ở nữ giới, hormone FSH là một trong những thành phần giúp trứng phát triển một cách toàn diện nhất cho tới khi có thể sẵn sàng cho quá trình rụng trứng và thụ thai. Ở nam giới, vai trò của hormone FSH sẽ chất xúc tác với các tế bào Sertoli (tế bào được sản sinh từ tinh hoàn) nhằm mục đích hỗ trợ kích thích sản sinh tinh trùng trưởng thành.

Vai trò của hormone FSH

Ở phụ nữ

Nội tiết tố sinh dục hoạt động theo trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 

Trong giai đoạn tạo nang buồng trứng của chu kỳ kinh nguyệt, FSH khởi động sự sản xuất estradiol của các nang Graaf, sau đó hai hormone này cùng hoạt động song song giúp nang buồng trứng phát triển thêm nữa.

Tăng đột ngột nồng độ FSH và LH vào giữa chu kỳ sẽ gây ra tình trạng rụng trứng.

Trong giai đoạn tạo hoàng thể (luteal phase), FSH kích thích sự sản xuất progesteron và hormone này cùng với estradiol, tạo thuận lợi cho đáp ứng của buồng trứng với LH. Khi xảy ra tình trạng mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động chức năng, nồng độ FSH sẽ tăng lên.

Do những thay đổi trong chức năng buồng trứng và giảm tiết estrogen, nồng độ FSH tăng cao vào thời kỳ mãn kinh.

Ở nam giới

FSH kích thích tinh hoàn sản xuất các tinh trùng trưởng thành và nó cũng thúc đẩy quá trình sản xuất các protein gắn với androgen (androgen binding proteins).

Xét nghiệm FSH để làm gì?

Xét nghiệm FSH để làm gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đây là xét nghiệm ưu tiên đầu tiên được lựa chọn khi làm các thăm dò về tình trạng không dậy thì, vô kinh tiên phát và bệnh buồng trứng đa nang.

xet nghiem fsh
Xét nghiệm FSH có thể được thực hiện ở cả nam giới và nữ giới.

Xét nghiệm cũng rất hữu ích thăm dò các bệnh nhân hiếm muộn:

  • Ở nữ, xét nghiệm định lượng FSH luôn được làm song song với định lượng LH và estradiol.
  • Các bệnh bẩm sinh với bất thường nhiễm sắc thể, buồng trứng đa nang (PCOS- Polycystic ovary syndrome).
  • Ở nam, xét nghiệm định lượng FSH cũng được làm song song cùng xét nghiệm tinh dịch đồ.

Với nam giới, hormone FSH được tiết ra ở tuyến yên. Thời gian bán thải từ 3 – 5 giờ do đó giá trị xét nghiệm ít có thay đổi trong ngày. Nếu nồng độ FSH cao chứng tỏ tinh hoàn không đáp ứng kịp thời với sự kích thích của các yếu tố nội tiết làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh. Chỉ số FSH thấp có thể là dấu hiệu của bệnh suy tuyến yên, suy hạ đồi.

Với nữ giới, FSH tiết ra từ tuyến yên sẽ kích thích nang noãn phát triển. Dựa vào xét nghiệm FSH có thể biết được thời điểm rụng trứng và tình trạng của buồng trứng, đồng thời giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, dấu hiệu rối loạn tuyến yên hay các bệnh về buồng trứng khi được kết hợp với một số xét nghiệm khác.

Chỉ số FSH như thế nào là bình thường?

Khi thực hiện xét nghiệm FSH, bạn không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc và dừng tất cả các thuốc trong thời gian 48 giờ trước khi làm xét nghiệm.

Các khoảng tham chiếu giá trị chỉ số FSH:

Chỉ số FSH của nữ giới sẽ được chia thành từng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt:

  • Giai đoạn tạo thể nang: 1,68 – 15 IU/L.
  • Khoảng giữa chu kỳ kinh: 21,9 – 56,6 IU/L.
  • Giai đoạn tạo hoàng thể: 0,61 – 16,3 IU/L.
  • Sau mãn kinh: 14,2 – 53 IU/L.

Chỉ số FSH của nam giới:

  • Trước độ tuổi dậy thì: 1,0 – 4,2 IU/L.
  • Sau tuổi dậy thì: 1,24 – 7,8 IU/L.

Lượng hormone FSH nếu tăng cao hoặc bị giảm thì sẽ ra sao?

Hormone FSH tăng cao:

Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cả buồng trứng và tinh hoàn.

Mắc các bệnh lý về hệ sinh dục:

  • Vô kinh nguyên phát.
  • Suy tuyến sinh dục.
  • Suy chức năng sinh dục.
  • Phụ nữ giai đoạn sau mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do bất thường của cấu trúc hệ sinh dục, nam giới không có một hoặc không có cả 2 tinh hoàn.
  • Sau phẫu thuật cắt tử cung hay cắt bỏ tinh hoàn.
  • Suy giảm chức năng buồng trứng hoặc tinh hoàn.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Nồng độ FSH giảm khi:

Gặp các vấn đề liên quan đến sinh dục:

  • Dậy thì muộn.
  • Vô kinh thứ phát, vô tinh ở nam giới.
  • Bị giảm nồng độ các hormone hướng sinh dục.
  • Ung thư buồng trứng hay ung thư tinh hoàn

Do các bệnh lý của các tuyến nội tiết và vùng dưới đồi:

  • Tăng sản tuyến thượng thận.
  • Bị rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
  • Giảm FSH sau phẫu thuật cắt tuyến yên.
  • Ung thư tuyến thượng thận.
  • Suy tuyến yên…

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status