Chọc hút trứng là giai đoạn rất quan trọng khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện nay tại Viện Mô phôi, việc kiểm soát, dự phòng quá kích buồng trứng sau chọc trứng rất tốt. Vì vậy, các chị em hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên việc theo dõi sức khoẻ sau chọc noãn cũng là điều các chị em nên lưu ý. Đặc biệt đối với các trường hợp làm công việc nặng nhọc. Một vấn đề rất nguy hiểm nhưng diễn ra lâu sau đó chính là xoắn buồng trứng. Sau khi chọc, buồng trứng hai bên bị xâm lấn và tổn thương. Vậy xoắn buồng trứng sau chọc trứng nguy hiểm ra sao?
Ngày 25/06/2024: Một số lợi ích của đông phôi toàn bộ.
Ngày 24/06/2024: Có thể siêu âm đầu dò khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt không?
Ngày 25/06/2024: Béo phì có liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Ngày 18/06/2024: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli là gì?
Ngày 18/06/2024: Một trường hợp em bé sinh ra khoẻ mạnh từ phôi ngày 6 tại Viện!
Ngày 24/06/2024: Em bé yêu của mẹ Xuyên bố Kiên!
Quy trình chọc hút noãn
Chọc hút noãn là gì?
Chọc hút noãn là một công đoạn trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), được thực hiện bằng cách hút lấy tế bào trứng đã trưởng thành từ buồng trứng của một người phụ nữ qua ngả âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm. Quy trình này tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội luôn được thực hiện bởi một ekip gồm bác sĩ chọc hút, bác sĩ siêu âm, bác sĩ gây mê, các điều dưỡng và Labo – các chuyên viên phôi học.
Những lưu ý trước khi chọc hút noãn
- Không trang điểm, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm khi chọc hút noãn : mùi nước hoa, phấn, son trang điểm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, phôi; khi gây mê bác sĩ sẽ quan sát sắc mặt của bạn để đánh giá tình trạng sức khỏe như mắt, môi, da, niêm mạc. Việc trang điểm và sử dụng mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng đến quá trình đánh giá này.
- Tẩy sạch sơn móng tay, móng chân: cần cắt móng tay trước khi vào phòng chọc hút vì móng tay dài dễ chứa bụi bẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không mang tư trang khi làm thủ thuật: bạn không nên mang theo các tư trang như: trang sức, tiền bạc, điện thoại,… khi vào phòng thủ thuật.
- Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc gây mê bạn phải tuân thủ việc “không ăn, không uống”. Điều này giúp dạ dày ở trạng thái rỗng từ 6 – 8 giờ trước khi chọc hút noãn. Vì khi gây mê bạn sẽ ngủ, các phản xạ không còn. Nếu có thức ăn ở dạ dày sẽ có khả năng trào ngược vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở. Điều này rất nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn. Nếu bạn quên và đã ăn hoặc uống thì phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Quy trình chọc hút noãn
- Bước 1: Đặt người bệnh nằm tư thế phụ khoa. Lập đường truyền tĩnh mạch, theo dõi nhịp tim và huyết áp. Giảm đau cho bệnh nhân bằng gây mê, hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê.
- Bước 2: Lau sạch âm hộ, mở mỏ vịt, lau sạch âm đạo bằng nước muối sinh lý.
- Bước 3: Đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo, đánh giá số lượng nang noãn, khả năng tiếp cận của đầu dò với buồng trứng.
- Bước 4: Gắn kim chọc hút vào bơm tiêm (hoặc gắn vào máy hút noãn), tráng kim và bơm tiêm bằng môi trường nuôi cấy. Tiến hành chọc và hút noãn từng nang một và từng bên buồng trứng
- Bước 5: Chuyển dịch nang hút được vào trong lab để nhặt noãn (quy trình thu nhặt noãn). Kiểm tra lại để đảm bảo không bị chảy máu trong.
Noãn sau chọc hút sẽ được làm gì?
Noãn sau chọc hút có thể được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng hoặc được trữ đông noãn với trường hợp trữ noãn.
Đông lạnh noãn
Hiện nay, nhiều phụ nữ lựa chọn phương pháp trữ đông noãn khi chưa có ý định lập gia đình và sinh con. Họ chọn phương pháp trữ đông noãn để bảo tồn khả năng sinh sản của mình. Khi tìm được “đối tác” trong tương lai, noãn sẽ được rã đông để thụ tinh trong ống nghiệm.
Bện cạnh đó cũng có một số bệnh nhân thực hiện trữ noãn trước khi điều trị bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Noãn sau khi lấy ra khỏi cơ thể sẽ được chuyển qua phòng Labo để chuyên viên phôi học lọc rửa. Noãn sẽ được cho tiếp xúc với chất bảo quản lạnh. Hạ nhiệt độ cực nhanh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Và được bảo quản trong Nitơ lỏng ở – 196 độ c. Khi bệnh nhân có nhu cầu sử dụng noãn sẽ được rã đông.
Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
Những cụm noãn sau khi được chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm qua ngả âm đạo của bệnh nhân sẽ được chuyển qua ô cửa nhỏ này để đưa vào phòng Labo. Chuyên viên phôi học sẽ tiến hành lọc rửa và đếm sơ bộ. Cùng lúc người vợ chọc hút noãn, người chồng sẽ lấy mẫu tinh dịch (hoặc rã đông mẫu tinh trùng nếu đã lưu trữ trước đó).
Chuyên viên phôi học sẽ bằng đôi bàn tay khéo léo của mình cho tinh trùng và noãn gặp nhau trong phòng thí nghiệm để tạo phôi theo phương pháp thụ tinh cổ điển trong đĩa petri, hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn ICSI.
Xoắn buồng trứng sau chọc noãn nguy hiểm ra sao?
Chọc hút trứng là một kỹ thuật xâm lấn. Vì vậy, trước và sau khi chọc noãn bệnh nhân cần tuần thủ các chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các biến chứng do thủ thuật chọc hút trứng bắt nguồn từ con đường đi của kim được đưa qua âm đạo và vào buồng trứng.
Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm phúc mạc, áp xe vùng chậu… Một biến chứng khác cũng đã được báo cáo xuất hiện sau chọc hút trứng là xoắn buồng trứng. Biến chứng xảy ra khi buồng trứng xoắn quanh chính nó, làm cắt đứt nguồn cung cấp máu.
Trong một nghiên cứu trên 1.500 phụ nữ, tỷ lệ xoắn buồng trứng xảy ra trong 0,13% các chu kỳ. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là sự xoắn vặn của buồng trứng thường xảy ra muộn, 6 đến 13 tuần sau khi lấy tế bào trứng. Đồng thời, do đây cũng là biến chứng cũng có thể gặp trong một thai kỳ bình thường, tai biến này sảy ra với tần suất lớn hơn ở thai TTON do hai buồng trứng to sau khi kích trứng nên dễ xoắn hơn.
Tính đến hiện tại, Viện Mô phôi chưa ghi nhận trường hợp nào xoắn buồng trứng sau chọc. Tuy nhiên bệnh nhân cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng này xảy ra.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12