Xoắn tinh hoàn cần phải phân biệt với các trường hợp viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Đây là một trường hợp bệnh lý cấp cứu khẩn cấp trong Tiết niệu. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 – 18 tuổi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xoắn tinh hoàn? Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không? Và nên điều trị như thế nào?
🍀Ngày 24/04/2023: Thai ngoài tử cung có sinh được không?
🍀Ngày 19/04/2023: Polyp buồng tử cung có thể tự khỏi không?
🍀Ngày 18/04/2023: Phôi ngày 3 là gì?
🍀Ngày 17/04/2023: Phôi nang là gì?
🍀Ngày 17/04/2023: Khi nào cần tiêm tinh trùng vào bào tương noãn?
1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xoắn tinh hoàn?
Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn, từ đó làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đột ngột và dữ dội. Thậm chí có thể gây hoại tử tinh hoàn.
🔥🔥🔥Đọc ngay: Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 – 18 tuổi. Tinh hoàn bị xoắn phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để tránh tổn thương nghiêm trọng.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xoắn tinh hoàn?
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến xoắn tinh hoàn vẫn chưa được xác định chính xác. Một số yếu tố có thể đều cập đến gồm:
- Yếu tố di truyền: Hầu hết nam giới gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến yếu tố di truyền, trong đó, cả hai tinh hoàn đều có thể bị ảnh hưởng.
- Chấn thương: Hiện tượng xoắn tinh hoàn cũng thường xảy ra vài giờ sau khi hoạt động mạnh, chấn thương nhẹ, thậm chí là trong quá trình ngủ.
- Nhiệt độ quá thấp.
- Sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn ở tuổi dậy thì.
2. Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?
Các triệu chứng điển hình của xoắn tinh hoàn
- Đau bìu cấp: Đột ngột người bệnh thấy đau bìu một bên, đau với cường độ rất mạnh có thể có vã mồ hôi, càng ngày càng tăng. Đau có thể lan lên bụng dọc theo hướng của thừng tinh hoặc lan xuống đùi. Đau có thể xảy ra bất kì lúc nào nhưng thường hay xảy ra vào ban đêm, lúc nửa đêm, về sáng.
- Kèm theo đau bệnh nhân có thể có nôn hoặc buồn nôn.
- Có thể có rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt hoặc tiểu rắt
- Thông thường bệnh nhân không có sốt hoặc sốt nhẹ
- Bìu sưng to, đỏ, sờ vào rất đau. Nếu khám kĩ sẽ thấy tinh hoàn bị kéo lên cao trong bìu.
Cách chẩn đoán xoắn tinh hoàn
-
Đánh giá lâm sàng
-
Siêu âm Doppler màu
Xoắn tinh hoàn phải được xác định nhanh. Các triệu chứng tương tự như viêm mào tinh hoàn. Với viêm mào tinh hoàn, đau và sưng thường ít cấp tính hơn và tổn thương ban đầu khu trú ở mào tinh hoàn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sưng nề toàn bộ và đau thường tiến triển, làm khó khăn cho việc phân biệt xoắn tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Chẩn đoán lâm sàng thường là đủ để tiến hành điều trị.
Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?
Xoắn tinh hoàn là trường hợp cấp cứu khẩn cấp trong Tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Tổn thương tinh hoàn nghiêm trọng.
Tinh hoàn bị xoắn có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng. Do lưu lượng máu giảm, thiếu hụt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ quan. Trong trường hợp bắt buộc, phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh hoại tử lan rộng hoặc chết mô.
- Vô sinh
Hiện tượng này có nguy cơ ảnh hướng đến chức lượng tinh trùng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người lớn
- Gây tổn thương cho bên tinh hoàn còn lại
Sau khi tinh hoàn bị tổn thương, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để tiến hành dọn dẹp, chữa lành. Trong quá trình này, các kháng thể hoặc protein sẽ được tạo ra, có nguy cơ gây tổn thương cho tinh hoàn còn lại.
- Tổn thương do tái tưới máu
Loại tổng hương này thường xảy ra ở các mô bị thiếu nguồn cung cấp máu trong một thời gian dài.
- Nhiễm trùng huyết
Có trường hợp cực kỳ hiếm gặp, nếu xoắn tinh hoàn kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nghiêm trọng và lan rộng sẽ gây tổn thương máu, các cơ quan lân cận, thậm chí là tử vong.
3. Điều trị xoắn tinh hoàn
Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn ngay từ sớm có ý nghĩa quyết định đối với việc cứu giữ tinh hoàn. Nếu việc chẩn đoán có nhầm lẫn thì cũng bỏ qua thời điểm vàng để chữa trị bệnh và đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị bệnh lý này tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp:
- Tháo xoắn tinh hoàn dành cho trường hợp cấp cứu
- Phẫu thuật xoắn tinh hoàn
Nói chung, khả năng khôi phục tinh hoàn như thế nào còn phụ thuộc vào thời điểm người bệnh thực hiện điều trị tính từ khi có dấu hiệu của bệnh. Thường thì khả năng thành công là như sau:
- Điều trị trong 4 tiếng đầu: hồi phục hoàn toàn.
- Điều trị sau khi có dấu hiệu bệnh 8 – 12 tiếng: khả năng hồi phục chỉ còn 20%.
- Điều trị sau 24 tiếng tính từ thời điểm có dấu hiệu bệnh: hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều bị hoại tử tinh hoàn.
Như vậy xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không. Xoắn tinh hoàn rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Nếu có có triệu chứng như phía trên, nam giới cần đến cơ sở chuyên khoa để khám càng sớm càng tốt.
Bài viết liên quan
Xoắn tinh hoàn gây ra nguy cơ gì?
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản rất quan trọng của nam giới. Đây được ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?
Chất lượng tinh trùng đóng vai trò rắt quan trọng trong việc thụ tinh và ...
Th9
Tinh dịch và tinh trùng có khác nhau không?
Tinh trùng và tinh dịch là hai khái niệm quen thuộc đối với sức khoẻ ...
Th9
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hiện đại gồm nhiều bước khác ...
Th9
Nên làm gì khi gặp tình trạng tinh dịch vón cục?
Tinh dịch vón cục là tình trạng gặp khá nhiều ở nam giới. Tinh trùng ...
Th9