Một trong những điều không mong muốn là hành trình điều trị thất bại của bệnh nhân. Mặc dù không muốn, nhưng không phải ai cũng thành công ngay lần chuyển phôi đầu tiên. Có người chuyển phôi lần đầu đậu ngay, sinh con khoẻ mạnh. Có người chuyển phôi lần đầu đậu, nhưng lại sảy thai, thai lưu. Sau mỗi lần như vậy, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều áp lực tâm lý. Nhất là vấn đề về tâm lý, sức khoẻ và tài chính. Chính vì vậy, ngoài đồng hành về chuyên môn, các bác sĩ còn cần tư vấn về tâm lý cho bệnh nhân. Dưới đây là một trường hợp sinh con khoẻ mạnh sau điều trị IVF sau mấy lần sảy thai.
🌳Ngày 31/07/2024: AMH thấp có gặp khó khăn gì khi điều trị hiếm muộn không?
🔥Ngày 30/07/2024: Bệnh nhân đột biến gen hội chứng thực bào máu điều trị thành công tại Viện.
❣️Ngày 30/07/2024: Tư thế nằm ngửa có ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi không?
🦠Ngày 29/07/2024: Có nên bóc tách lạc nội mạc tử cung không?
Ngày 11/06/2024: Khi nào bạn cần can thiệp hỗ trợ sinh sản?
Ngày 10/06/2024: Cách tính tuổi thai IVF chuẩn cho mẹ bầu
Ngày 07/06/2024: Có nên quan hệ vợ chồng trong thời gian kích trứng IVF không?
Vì sao xảy ra tình trạng sảy lưu thai?
Nhắc đến sảy lưu thai, là nhắc đến nỗi sợ hãi của các bà mẹ, đặc biệt là các chị em đang mong con. Có những người phải chờ 5 năm, 10 năm thậm chí lâu hơn để nghe thấy được nhịp tim của con. Thế nhưng sự lo lắng vẫn luôn thường trực.
Thai lưu là gì?
Thai lưu hay thai chết lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trước thời điểm mẹ chuyển dạ. Thai chết lưu được phân loại theo số tuần mang thai:
- Từ 20 – 27 tuần: thai chết lưu sớm
- Từ 28 – 36 tuần: thai chết lưu muộn
- Sau 37 tuần: thai chết lưu đủ tháng
Vì sao xảy ra tình trạng thai lưu?
Nguyên nhân thai lưu có thể khác nhau dựa trên tuổi thai và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, khoảng 1/4 ca thai lưu không tìm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Những nguyên nhân thai lưu có thể là:
Bất thường về nhiễm sắc thể và những khiếm khuyết bẩm sinh
Những bất thường về nhiễm sắc thể (như rối loạn nhiễm sắc thể, đột biến nhiễm sắc thể…) và dị tật bẩm sinh ở thai nhi (phù rau thai, não úng thủy, vô sọ…) là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thai chết lưu. Thống kê cho thấy khoảng 14% trường hợp lưu thai xuất phát từ nguyên nhân này.
Hạn chế tăng trưởng trong tử cung
Hạn chế tăng trưởng trong tử cung là tình trạng thai nhi nhỏ hơn đáng kể so với tuổi thai kỳ. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể khiến thai chết lưu hoặc tăng nguy cơ trẻ tử vong khi mới chào đời (do em bé không được cung cấp đầy đủ oxy hoặc dinh dưỡng).
Rau bong non
Rau bong non là tình trạng rau thai đột ngột tách ra khỏi thành tử cung khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Đây là tai biến sản khoa nguy hiểm có thể biến chứng thành thai lưu hoặc sinh non. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do mẹ vỡ ối sớm, bị chấn thương trực tiếp ở vùng bụng hoặc do bất thường cấu trúc trong tử cung.
Mẹ bầu có lối sống kém lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, cũng góp phần làm tăng nguy cơ rau bong non. Cùng với rau bong non, các tai biến sản khoa khác như đa thai, cạn ối, dư ối… cũng được cho là những yếu tố nguy cơ dẫn đến thai lưu.
Nhiễm trùng
Nếu thai phụ mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, bao gồm cả nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), nguy cơ thai bị chết lưu sẽ tăng lên. Khoảng 13% trường hợp lưu thai là do thai phụ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Các vấn đề với dây rốn
Rất hiếm khi xảy ra tai nạn về dây rốn trong thai kỳ, chẳng hạn như dây bị thắt chặt hoặc dây quấn quá chặt vào cổ em bé. Thế nhưng, đây lại là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, khiến thai nhi bị cắt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến chết lưu. Khoảng 10% thai chết lưu có liên quan đến bất thường dây rốn.
Mẹ mắc một số bệnh lý
Một số tình trạng bệnh lý ở thai phụ cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu. Các bệnh lý này bao gồm:
- Bệnh lupus ban đỏ
- Rối loạn đông máu
- Bệnh đái tháo đường khi mang thai
- Tăng huyết áp thai kỳ
- Bệnh tim hoặc tuyến giáp
- Thừa cân – béo phì…
Sinh con khoẻ mạnh sau mấy lần sảy thai!
Hành trình bén duyên với Viện Mô phôi của vợ chồng bệnh nhân
Đó là trường hợp của vợ chồng chị Nhung (Hà Nội).
Kết hôn và sinh con là đích đến cho hành trình hạnh phúc của bất cứ cặp đôi nào. Ngay sau khi kết hôn, vợ chồng chị Nhung (Hà Nội) bắt đầu mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ”. Không lâu sau khi cưới, chị vỡ òa hạnh phúc khi que báo thử thai hiện rõ hai vạch. Thế nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, chị bị sảy thai tự nhiên khi thai được vài tuần tuổi. Mặc dù hụt hẫng nhưng vợ chồng vẫn động viên nhau lạc quan vì cả hai còn trẻ, còn nhiều cơ hội.
“Tôi rất dễ có thai, tháng nào chủ động thả sẽ sính bầu. Nhưng vừa mới cấn bầu lại bị ra máu. Beta cứ đến khoảng gần 1.000 là bắt đầu giảm nhanh và mất con ngay từ giai đoạn sớm. Nhiều khi tôi thấy cuộc đời quá khắc nghiệt, thà một vạch còn hơn có thai rồi lại để mất con. Không chỉ một mà đến tận 6 lần! Chị Nhung nghẹn ngào chia sẻ!
Tuyệt vọng nhưng thấy chồng và mọi người vẫn mong mỏi, động viên, chị Nhung lại đứng dậy tiếp tục hành trình. Chị chia sẻ, qua tìm hiểu, vợ chồng biết được PGS. TS. BS Trịnh Thế Sơn rất “mát tay” trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Anh chị tìm đến với hy vọng, mong chờ có được “ánh sáng cuối đường hầm” và đón được con yêu về nhà.
Khi có niềm tin, hạnh phúc luôn ở cuối con đường!
Sau thêm một lần thả dính bầu nhưng không giữ được, BS Trịnh Thế Sơn tư vấn anh chị làm thụ tinh trong ống nghiệm. Ngày thứ 4 sau chuyển phôi, chị bị ra dịch nâu. Diễn biến như những lần trước khiến chị hoảng sợ nhưng nhờ sự tư vấn đồng hành của bác sĩ, đến ngày 14 sau chuyển phôi chị Nhung làm xét nghiệm beta và bất ngờ nhận được kết quả trên 3.000. Chị đậu song thai và giữ được hai bé an toàn đến 37 tuần 6 ngày.
“Ngày con cất tiếng khóc chào đời, tôi tưởng chừng như mình được sống lại lần nữa. Tiếng khóc của hai con như cuốn trôi đi bao nỗi đau, phiền muộn tôi chịu đựng bấy lâu nay. Cảm ơn Viện Mô phôi, cảm ơn bác sĩ Sơn đã cho tôi có được cơ hội làm mẹ, được nghe thấy tiếng khóc của các con và được ôm các con vào lòng”, chị Nhung vừa nói vừa xúc động!
Đó là một hành trình nhiều vất vả nhưng có cái kết thật đẹp của bệnh nhân. Để bệnh nhân vượt qua được rào cản tâm lý, các bác sĩ luôn đồng hành cùng các gia đình! Khi bệnh nhân “mẹ tròn con vuông” niềm hạnh phúc mới thực sự vẹn tròn!
Mong các chị em hãy vững tin và luôn cho mình cơ hội để cố gắng. Bởi khi ta còn tiếp tục là còn hy vong, khi đã dừng lại là có thể sẽ không còn cơ hội nữa!
Bài viết liên quan
Sinh con khoẻ mạnh sau 10 năm mong chờ con yêu!
Vô sinh hiếm muộn hiện nay không còn quá xa lạ với tất cả chúng ...
Th10
Mẹ AMH 0.552 sinh con khoẻ mạnh
Dự trữ buồng trứng là một xét nghiệm quan trọng để đánh giá khả năng ...
Th10
Em bé Đỗ Nhật Nam từ phôi khảm 30%
Chất lượng phôi đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ thành công của ca ...
Th10
Em bé Phương Anh của Viện!
Chuyển một phôi một em bé khoẻ mạnh, đáng yêu! Em bé Phương Anh của ...
Th10
Sinh con khoẻ mạnh sau hai lần sảy thai!
Thai kỳ khoẻ mạnh, cán đích thành công là mong muốn của bất kỳ thai ...
Th10
Em bé Tôm của vợ chồng chị Lân!
Làm mẹ, đó là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Kết hôn, sinh ...
Th10