Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại ngày càng nhiều gia đình lựa chọn. Trong đó phải kể đến như thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị IVF. Chuẩn bị niêm mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh là giai đoạn tối ưu niêm mạc trước khi chuyển phôi. Hiện tại, Viện Mô phôi đang tạm dừng cho thuốc kích trứng và chuẩn bị niêm mạc. Dưới đây là lịch cho thuốc trở lại trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 tại Viện.
Ngày 13/12/2024: Hai lần chuyển phôi có hai bạn nhỏ đáng yêu
Ngày 13/12/2024: Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Ngày 18/09/2024: Trường hợp bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Ngày 10/09/2024: Em bé lớn lên từ chiếc phôi ngày 6 của Viện!
Ngày 05/09/2024: Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!
Tại sao cần kích thích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn?
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành. Sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Tại sao cần kích thích buồng trứng?
Bình thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có rất nhiều nang trứng đi vào tiến trình chiêu mộ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nang noãn trong buồng trứng phát triển phát triển vượt trội và rụng xuống. Các nang còn lại sẽ bị thoái hóa.
Khi giao hợp, noãn nếu gặp được tinh trùng sẽ hình thành phôi thai. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, khả năng một phôi làm tổ và phát triển tiếp tục chỉ khoảng 5% đến 20%. Tùy theo độ tuổi của người phụ nữ.
Đa số phụ nữ hiếm muộn đều gặp phải tình trạng rối loạn phóng noãn. Đây là hiện tượng noãn không được phóng ra khỏi nang trứng theo một chu kỳ nhất định, trứng rụng không đều đặn gây ra rối loạn kinh nguyệt, khó có thai.
Kích trứng chính là một trong những yếu tố chính quyết định tỷ lệ thành công của các ca IVF. Sử dụng thuốc kích trứng nhằm tăng khả năng thành công khi điều trị hiếm muộn. Với mục đích làm tăng nội tiết tố trong cơ thể để thu được nhiều nang noãntrưởng thành. Từ đó giúp tăng khả năng thu được nhiều phôi, tăng cơ hội thành công cho bệnh nhân.
Đối với phương pháp IUI, tiêm kích trứng nhằm mục đích tạo ra 2 – 3 nang noãn trưởng thành. Kích thích phóng noãn để tăng khả năng có thai.
Tại sao cần chuẩn bị nội mạc tử cung trước khi chuyển phôi trữ?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Vai trò của niêm mạc tử cung
Tại sao cần chuẩn bị niêm mạc trước khi chuyển phôi trữ?
Sau khi chọc noãn, có nhiều lý do mà bệnh nhân cần cân nhắc đông lạnh phôi. Vài lý do có thể kể ra như:
- Nội tiết chưa cân bằng,
- Niêm mạc tử cung chưa thuận lợi,
- Cơ thể bệnh nhân chưa khỏe hoặc có nguy cơ quá kích buồng trứng…
- Hay đơn thuần là do bệnh nhân chưa có thời gian để mang thai hoặc có nhiều phôi nên trữ đông lại để dành cho sau này chuyển phôi tiếp.
Chuyển phôi trữ lạnh không phải sẽ chuyển vào bất cứ thời điểm nào. Mà sẽ phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị NMTC dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị. Mục đích của việc chuẩn bị niêm mạc tử cung này là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống.
Lịch cho thuốc trở lại trong dịp Tết Ất Tỵ 2025
Như đã ở thông báo trước, Viện Mô phôi đã gửi đến Quý bệnh nhân lịch tạm dừng cho thuốc kích trứng và chuẩn bại niêm mạc.
Lịch như sau:
- Thời gian tạm dừng cho thuốc kích trứng:
Từ ngày 03/01/2025 đến hết ngày 26/01/2025 (Tức từ ngày 04/12 đến hết ngày 27/12 ÂL)
- Thời gian tạm dừng cho thuốc chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi trữ:
Từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 26/01/2025 (Tức từ ngày 02/12 đến hết ngày 27/12 ÂL)
Bài viết liên quan
Căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
Bệnh lý di truyền là một trong những bất thường lớn ảnh hưởng đến trẻ ...
Th1
Chưa đăng ký kết hôn có điều trị IVF được không?
Vô sinh hiếm muộn ngày này không còn xa lạ với tất cả chúng ta. ...
Th1
Có nên tiêm kích trứng hai chu kỳ liên tiếp không?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th1
Những trường hợp nào cần tư vấn di truyền trước khi mang thai?
Bất kỳ cha mẹ nào đều mong muốn con mình khi sinh ra sẽ khoẻ ...
Th1
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Một người phụ ...
Th1
Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi?
Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân chuyển phôi tươi ...
Th1