Dựa vào kết quả xét nghiệm Double test sẽ giúp cho cha mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của con. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách đọc kết quả Double test để các cặp đôi nắm rõ. Nhờ đó, chủ động nắm bắt tình trạng của thai nhi để có cách chăm sóc hợp lý.
I. Xét nghiệm Double test bao lâu có kết quả?
Double test thường được chỉ định thực hiện từ tuần thứ 12 của thai kỳ. Giúp sàng lọc những bất thường về NST của thai nhi, từ đó phát hiện sớm các bệnh dị tật bẩm sinh. Để làm xét nghiệm này, thai phụ sẽ được lấy mẫu máu để đi kiểm tra.
Vậy xét nghiệm Double test bao lâu có kết quả? Được biết, với xét nghiệm này, thời gian trả kết quả rất nhanh. Chỉ khoảng 2 giờ hoặc vài ngày (tùy cơ sở y tế) bạn sẽ được trả kết quả.
II. Chỉ số Double test bao gồm những gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường trên các phiếu kết quả Double test, sẽ có thông tin của những chỉ số sau:
- β-hCG tự do: Đây là một trong những thành phần có trong hCG của thai phụ. Thông thường chỉ khi mang thai, hormone này mới xuất hiện và có mặt trong nước tiểu, máu của thai phụ. Trường hợp thai nhi có bất thường về NST, chỉ số này sẽ tăng đáng kể trong 2 tam cá nguyệt đầu.
- PAPP-A: Chất này do nhau thai tiết ra, xuất hiện trong máu của thai phụ. Nếu trong 3 tháng đầu, chỉ số này giảm chứng tỏ thai đang gặp bất thường về NST.
Ngoài 2 chỉ số quan trọng này, Double test còn có thông tin về những chỉ số sau:
- Chiều cao và cân nặng của thai phụ là bao nhiêu?
- Thai ở tuần thứ mấy?
- Kết quả khoảng sáng sau gáy của thai nhi.
- Kết quả chiều dài đầu mông của thai nhi khi siêu âm.
Sau khi đã có kết quả của các chỉ số trên, bác sĩ sẽ tổng hợp lại và có kết luận cuối cùng.
III. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm Double test
Thông thường, kết quả Double test sẽ có 2 phần, đó là kết quả định lượng và nguy cơ của thai. Trong đó, phần kết quả định lượng sẽ bao gồm các chỉ số của β – hCG tự do, PAPP – A và độ mờ da gáy. Trường hợp thai nhi có kết quả double test bình thường, không có nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh nếu:
- Kết quả của PAPP – A nhỏ hơn 0,4 Corr.MoM.
- β-hCG tự do nhỏ hơn 0,4 Corr.MoM hoặc lớn hơn 2,5 Corr.MoM.
- Kết quả độ mờ da gáy <1,3mm.
Còn phần nguy cơ của thai nhi sẽ được hiểu như sau:
- Hội chứng Down: Mức được xem là an toàn với hội chứng này là 1:250. Khi có kết quả xét nghiệm cao hơn 250 thì thai nhi thuộc nhóm nguy cơ thấp. Ngược lại, nếu kết quả thấp hơn 250 thì khả năng thai dị tật cao.
- Hội chứng Edward và Patau: Mức an toàn với 2 hai hội chứng này là tỷ lệ 1:100. Trường hợp kết quả trên 100 thì thai nhi ít có nguy cơ mắc bệnh. Còn kết quả dưới 100 trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Dị tật ống thần kinh: Ngưỡng an toàn với bệnh lý này là tỷ lệ 1:75. Kết quả trên 75 thì an toàn còn dưới 75 thì nguy hiểm, trẻ có khả năng cao mắc bệnh.
Thông thường, khi có kết quả, bác sĩ sẽ cũng tư vấn cho các bạn những chỉ số quan trọng trên. Các bạn có thể hỏi bác sĩ ngay nếu như chưa rõ về vấn đề nào đó.
IV. Kết quả Double test nguy cơ cao phải làm sao?
Với xét nghiệm này, tỷ lệ chính xác không cao, nhiều trường hợp bị dương tính giả. Chính vì thế, nếu kết quả trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao các mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn cho các mẹ bầu làm thêm sàng lọc NIPT để kiểm tra kết quả có chính xác không. Nếu kết quả vẫn dương tính, mẹ bầu có thể tham khảo thêm các phương pháp như sinh thiết hay chọc ối. Đây là hai phương pháp có kết quả chính xác cao.
Khi đã có kết quả tổng hợp từ các phương pháp trên. Tùy vào từng bệnh lý mắc phải, độ tuổi thai nhi, mức độ ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp can thiệp sớm hoặc xấu nhất có thể bỏ thai.
Còn trong trường hợp kết quả là dương tính giả. Mẹ bầu vẫn nên theo dõi và khám thai định kỳ. Để kịp thời phát hiện những bất thường để được can thiệp sớm.
Trên đây thông tin về cách đọc kết quả Double test với sự tham vấn của các bác sĩ. Để đảm bảo kết quả sàng lọc chính xác, tiết kiệm chi phí. Chị em nên tìm đến những địa chỉ uy tín để thực hiện. Hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp sàng lọc có tỷ lệ chính xác cao hơn để thực hiện như NIPT. Đây là một trong những phương sàng lọc được áp dụng trên nhiều quốc gia với độ chính xác lên 99.98%.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11