Viêm vòi trứng là gì? Biểu hiện và 5 Nguyên nhân gây bệnh

viêm vòi trứng

Nói đến các bệnh phụ khoa, viêm vòi trứng được xem là bệnh lý không còn quá xa lạ đối với phái đẹp. Điều đáng nói đối tượng chủ yếu mắc bệnh lý này lại là những chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Khiến các chị em đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến sức khỏe sinh sản, biến chứng thai kỳ.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những nguyên nhân, dấu hiệu, việc phòng và điều trị tình trạng viêm ống dẫn trứng. Chị em nên đọc để trang bị những kiến thức về bệnh. Từ đó, có biện pháp phòng tránh cho bản thân, nhận biết bệnh sớm để điều trị.

I. Viêm vòi trứng là gì?

Viêm vòi trứng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra do các tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh. Đối tượng mắc bệnh lý này chủ yếu là những nữ giới ở độ tuổi sinh sản. Bệnh diễn biến qua hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Cụ thể:

  • Cấp tính: Lúc này bệnh ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng chưa rõ rệt chưa gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Mãn tính: Giai đoạn này tình trạng viêm nhiễm diễn ra nghiêm trọng gây tắc nghẽn vòi trứng. Ở giai đoạn này, nếu không điều trị sớm thì vô sinh – hiếm muộn là điều khó tránh khỏi.

viêm vòi trứng

II. Nguyên nhân gây viêm ống dẫn trứng

Xác định nguyên nhân viêm vòi trứng sẽ giúp chị em có biện pháp phòng ngừa sớm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các thủ phạm chính khiến chị em mắc bệnh viêm ống dẫn trứng gồm:

1. Do mắc các bệnh phụ khoa

Viêm vòi trứng là một trong những biến chứng từ các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Khi vùng kín bị tác nhân xấu xâm nhập, nếu để lâu chúng sẽ lây lan sang vòi trứng và gây viêm nhiễm ở đây. Chính vì thế, nếu mắc các bệnh viêm phụ khoa, chị em cần phải chữa dứt điểm sớm để tránh tái phát, lây lan.

2. Quan hệ không an toàn

Những chị em bị viêm ống dẫn trứng một phần là do đời sống tình dục không lành mạnh, giao hợp với nhiều người, không sử dụng biện pháp bảo vệ. Chính vì thế, nếu giao hợp với người mắc bệnh, các tác nhân có hại sẽ sẽ lây sang vùng kín và gây viêm.

Ngoài ra, trong quá trình giao hợp, thao tác mạnh bạo hoặc giao hợp trong ngày đèn đỏ. Khiến cho âm đạo bị tổn thương, tạo điều kiện cho tác nhân gây xâm nhập và gây bệnh.

3. Biến chứng từ các thủ thuật

Nhiều chị em thực hiện thủ thuật ở những địa chỉ kém chất lượng, tay nghề bác sĩ non kém… Khiến cho vùng kín bị viêm nhiễm, tổn thương. Hệ quả là các tác nhân gây bệnh phát triển sang vòi trứng và gây viêm.

nguyên nhân viêm vòi trứng
Nạo phá thai nhiều lần có thể là nguyên nhân gây viêm vòi trứng

Cần hạn chế biến chứng khi làm thủ thuật. Do đó, chị em nên tìm đến những địa chỉ uy tín để thực hiện. Ngoài ra, nên kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

4. Thói quen vệ sinh vùng kín

Vệ sinh vùng kín mỗi ngày là việc làm cần thiết để bảo vệ cơ quan sinh sản. Nếu vùng kín không được làm sạch, các hại khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và gây viêm nhiễm. Do đó, chị em cần phải chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ, khi giao hợp.

5. Nạo phá thai nhiều lần

Phá thai bừa bãi đang là vấn nạn báo động ở nước ta. Nữ giới phá thai nhiều lần đối mặt với rất nhiều biến chứng, đặc biệt có viêm ống dẫn trứng. Đặc biệt, với những trường hợp tự ý phá thai, phá thai ở những địa chỉ không an toàn còn đe dọa đến tính mạng của chị em.

III. Dấu hiệu viêm vòi trứng theo mức độ

Để giúp chị em dễ dàng nhận biết bệnh viêm vòi trứng. Chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể về dấu hiệu viêm vòi trứng theo từng cấp độ khác nhau.

1. Biểu hiện cấp độ nhẹ

Ở cấp độ nhẹ, triệu chứng của bệnh chủ yếu xoay quanh kinh nguyệt của chị em. Cụ thể:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Khi ống dẫn trứng bị viêm khiến cho chức buồng trứng bị ảnh hưởng. Lúc này, chu kỳ rụng trứng không diễn ra theo đúng chu kỳ, kinh nguyệt có tháng đến sớm hoặc đến muộn. 
  • Đau bụng kinh: Trước ngày đèn đỏ chị em bị đau bụng dữ dội. Càng đến ngày hành kinh tình trạng đau bụng diễn ra nghiêm trọng hơn. 
  • Vùng kín tiết nhiều huyết trắng có màu vàng, kèm theo triệu chứng ngứa.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, tiểu són.

Dấu hiệu viêm tắc vòi trứng khá dễ nhầm lẫn

2. Biểu hiện mãn tính

Cũng tương tự như giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn mãn tính dấu hiệu chủ yếu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các triệu chứng diễn ra với cấp độ nghiêm trọng hơn.

  • Tần suất kinh nguyệt bị rối loạn diễn ra thường xuyên hơn. Trong ngày đèn đỏ nhiều chị em còn bị đau bụng, rong kinh, thậm chí bị mất kinh.
  • Đau vùng chậu.
  • Vòi trứng có hiện tượng sưng tấy.
  • Tình trạng viêm nhiễm nặng gây tắc vòi trứng khiến cho quá trình thụ thai bị ảnh hưởng. Chị em đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

IV. Tình trạng viêm vòi trứng có nguy hiểm không?

Viêm vòi trứng nói riêng hay các bệnh lý sản khoa nói chung đều mang nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của nữ giới. Riêng với bệnh viêm ống dẫn trứng, nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ra các biến chứng dưới đây.

  • Vô sinh – hiếm muộn: Viêm nhiễm nặng gây tắc vòi trứng cản trở quá trình thụ thai. Khiến cho tinh trùng và trứng bị cản lại trong quá trình tiến đến tử cung nên khiến chị em khó có con.
  • Thai ngoài tử cung: Nhiều trứng hợp trứng và tinh trùng đã gặp nhau để thụ thai. Nhưng vòi trứng bị tắc dính nên hợp tử không thể di chuyển vào tử cung để làm tổ. Lúc này, phôi thai sẽ làm tổ ở các vị trí khác vô cùng nguy hiểm.
  • Áp xe vòi trứng: Trường hợp áp xe không can thiệp sớm có thể phải cắt bỏ cả vòi trứng, buồng trứng.

viêm vòi trứng có nguy hiểm không

  • Viêm nhiễm phụ khoa: Tác nhân gây viêm vòi trứng gặp điều kiện thuận lợi sẽ lây lan sang bộ phận xung quanh. Chị em sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác, đe dọa đến sức khỏe sinh sản.
  • Đau bụng: Đau bụng kinh là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý này. Cơn đau dữ dội ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe sinh sản.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Các triệu chứng của viêm vòi trứng khiến cho chị em lo lắng, bất an, tự ti. 
  • Đến đời sống tình dục: Vùng kín ẩm ướt, đau khi quan hệ khiến cho chất lượng đời sống chăn gối suy giảm. Lâu dần chị em sẽ né tránh chuyện yêu, không còn ham muốn, ảnh hưởng đến tình cảm lứa đôi.

V. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm vòi trứng

Viêm vòi trứng nguy hiểm đến vậy liệu có chữa được không? Câu trả lời là có. Việc phát hiện sớm càng làm tăng tỷ lệ điều trị thành công. Do đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ chị em cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.

1. Chẩn đoán

Có thể thấy các triệu chứng của viêm vòi trứng khá tương đồng với nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Do đó, để chắc chắn có phải do viêm vòi trứng hay không. Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau để chẩn đoán.

  • Khám lâm sàng: Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng đang gặp phải. Thói quen vệ sinh vùng kín, chuyện chăn gối, tiền sử mắc bệnh trước đó. Sau đó, sẽ khám bên ngoài vùng kín để quan sát các bất thường.
  • Cận lâm sàng: Dựa vào kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm chuyên sâu. Có thể là siêu âm, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu…
  • Một số trường hợp khác có thể được tư vấn chụp HSG để chẩn đoán viêm vòi trứng.

làm sao để phát hiện viêm vòi trứng

2. Phác đồ điều trị

Trong trường hợp kết quả chẩn đoán cho thấy chị em bị viêm vòi trứng. Tùy vào mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ cụ thể. 

  • Trường hợp cấp tính: Chủ yếu bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây viêm ống dẫn trứng. Trường hợp đã có mủ sẽ tiến hành hút dịch mủ ra ngoài. Chị em cần sử dụng thuốc theo kê đơn để đạt hiệu quả tốt nhất, hạn chế tác dụng phụ.
  • Trường hợp mãn tính: Viêm nhiễm ở mức độ nặng dùng thuốc sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, bác sĩ sẽ sử dụng vật lý trị liệu hoặc thủ thuật ngoại khoa để điều trị.

VI. Biện pháp phòng ngừa tình trạng viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng có thể phòng ngừa nếu như chị em có một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Ngay sau đây sẽ là lời khuyên của bác sĩ giúp chị em phòng tránh bệnh lý này.

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ đúng cách, mỗi ngày 2 lần. Trong ngày hành kinh hay khi giao hợp cần phải vệ sinh sạch sẽ.
  • Lựa chọn size quần lót phù hợp, vừa vặn với cơ thể. Quần cần phải thay thường xuyên, giặt sạch sẽ, phơi khô ráo mới sử dụng.
  • Khi vệ sinh “cô bé”, lưu ý chỉ rửa phía ngoài vùng kín. Đồng thời, không lạm dụng những sản phẩm vệ sinh có thành phần làm sạch mạnh.
  • Có đời sống chăn gối an toàn bằng cách sử bao cao su, không nên giao hợp với nhiều bạn tình.
  • Xây dựng thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi khoa học.
  • Dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các loại rau xanh hay trái cây. Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hay cay nóng.
  • Khám vùng kín định kỳ để kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa.

Trên đây là thông tin tổng quan về bệnh viêm vòi trứng. Biến chứng của bệnh đe dọa trực tiếp đến chức năng sinh sản của nữ giới. Do đó, hãy chủ động kiểm tra và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status