Bà bầu ăn mì tôm được không? – Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

bà bầu ăn mì tôm được không

Một số loại mì tôm rất được ưa thích như Ô ma chi hay Hảo Hảo… là món ăn khoái khẩu đối với nhiều người, trong đó có các mẹ bầu. Tuy vậy, nhiều thắc mắc rằng liệu bà bầu ăn có mì tôm được không? Được biết các mẹ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các thực phẩm để tránh nguy hại cho thai kỳ. Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia về câu hỏi có bầu ăn mì tôm được không? Bạn đọc đừng bỏ lỡ.

I. Thành phần trong các loại mì tôm

Để trả lời bà bầu ăn mì tôm được không, các mẹ cần phải nắm rõ được bảng thành phần có trong mì tôm. Theo nhà sản xuất, mì tôm được làm từ thành phần chính đó là bột mì.

Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều gia vị được trộn lẫn với bột mì để có hương vị hoàn hảo. Về thành phần dinh dưỡng, trong mỗi gói mì tôm thường có các thành phần sau:

  • Đạm;
  • Cholesterol;
  • Vitamin D;
  • Chất béo;
  • Kali;
  • Sắt;
  • Manganese;
  • Năng lượng;
  • Carbohydrate;
  • Calci…

Tùy vào từng loại mỳ tôm và định lượng về các giá trị dinh dưỡng có sự thay đổi. Đi kèm với mì tôm sẽ có một số nguyên liệu khác như gia vị, hành khô, tôm khô…

II. Trả lời: Bà bầu ăn mì tôm được không?

Trong thời gian gần đây, Viện Mô phôi có nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh bầu ăn mì tôm được không. Với câu hỏi này, bác sĩ của Viện Mô phôi xin trả lời như sau.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy nên cấm mẹ bầu ăn mì tôm. Thực tế, trong mì tôm có một số thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu ăn mì tôm với liều lượng thích hợp sẽ không gây hại.

bà bầu ăn mì tôm được không

Tuy nhiên, thực tế là vậy nhưng xét về dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu. Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm, nếu được thì không nên ăn mì tôm. Bởi dinh dưỡng của mì tôm khá nghèo nàn. Hơn nữa, mì tôm chứa một số thành phần có hại cho cơ thể mẹ bầu như:

  • Muối;
  • Bột mì tinh chế;
  • Chất bảo quản;
  • Bột ngọt;
  • Các chất béo chuyển hóa.

Những chất này được chứng minh gây nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể, lý do mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm là gì. Sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở phần tiếp theo của bài viết.

⭐⭐⭐ XEM THÊM: Bầu ăn sơ ri được không? Ăn thế nào đúng cách?

III. Những lý do khiến bà bầu nên hạn chế ăn mì tôm

Bầu ăn mì tôm được không bác sĩ đã giải đáp cụ thể. Mặc dù không cấm mẹ bầu ăn mì tôm, nhưng vì sức khỏe cho cả 2 mẹ con thì mẹ bầu nên hạn chế ăn. Việc mẹ bầu ăn nhiều mì tôm sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng sau.

1. Cao huyết áp

Mẹ bầu ăn mì tôm có sao không? Theo các chuyên gia: Lượng muối có trong mì tôm khá cao, thành phần này được xem không tốt cho sức khỏe. Bởi nếu mẹ bầu bổ sung quá nhiều, ion Natri sẽ vào cơ thể tạo áp lực lên thành mạch máu. Khiến cho mẹ bầu đối mặt với tình trạng tăng huyết áp.

Cao huyết áp được xem là biến chứng nguy hiểm đối với các mẹ bầu. Mẹ bầu gặp triệu chứng này rất dễ bị tiền sản giật, thai hỏng, sinh sớm.

2. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Vị chua cay của mì tôm sẽ gây cho nhiều mẹ bầu cảm giác thèm. Tuy nhiên, việc bổ sung thực phẩm này quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, dễ bị táo bón. 

3. Chất dinh dưỡng nghèo nàn

Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Các chuyên gia cho biết: Trong thời gian này các mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm, vì hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm này rất ít.

bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không

Việc mẹ bầu nạp quá nhiều mì tôm vào cơ thể khiến cho cơ thể không đủ dưỡng chất. Quá trình hấp thụ chất cũng bị giảm sút. Hệ quả là mẹ bầu và thai bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

4. Thiếu canxi

Canxi cũng có mặt trong bảng thành phần của mì tôm. Nhưng bên cạnh đó, trong mì tôm chứa nhiều hương liệu cùng các chất bảo quản. Nên dù có ăn nhiều mì tôm, nạp nhiều canxi từ mì tôm. Cơ thể cũng khó có thể hấp thụ chất này vào cơ thể.

Từ đó, sự thiếu hụt canxi khiến cho mẹ bầu gặp phải biến chứng loãng xương. Thai nhi không thể phát triển toàn diện, ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe về sau.

5. Tăng cholesterol

Bà bầu ăn mì tôm sống được không? Thành phần chất béo chuyển hóa có trong mì tôm có thể làm tăng lượng cholesterol. Từ đó, mẹ bầu sẽ đối mặt với nhiều hệ lụy như đột quỵ, bệnh lý liên quan đến tim mạch…

6. Tác hại khác

Ngoài những biến chứng kể trên, việc bổ sung mì tôm thường xuyên còn khiến mẹ bầu tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nổi mụn… Chính vì thế, mẹ bầu hãy hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

IV. Hướng dẫn cách nấu mì tôm cho bà bầu an toàn khi thèm

Để bảo vệ sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu được khuyên nên hạn chế mì tôm. Trong trường hợp bất đắc dĩ hoặc vì quá thèm. Mẹ bầu mới tìm đến món ăn này để “giải nguy”.

cách nấu mì tôm cho bà bầu

Để hạn chế những tác động xấu đến cơ thể mẹ bầu. Chị em hãy bỏ túi cách nấu mì tôm an toàn dưới đây để sử dụng.

  • Đầu tiên, mẹ bầu nên chần mì qua nước sôi rồi để ráo nước.
  • Cho nước vào nồi đun sôi, khi sôi cho mì đã chần vào.
  • Thay vì sử dụng gia vị có sẵn, mẹ bầu nên dùng gia vị nêm sử dụng nấu ăn hàng ngày.
  • Để tăng thêm dinh dưỡng, mẹ bầu có thể cho thêm các thực phẩm khác như hải sản, trứng, thịt, rau vào để thưởng thức. 

Khi ăn mì tôm, mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế uống nước mì tôm. Vì trong nước mì tôm chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, mỗi tuần chỉ nên ăn 1 lần để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Trên đây là thông tin giải đáp bà bầu ăn mì tôm được không? cho bác sĩ từ Viện Mô phôi giải đáp. Mặc dù không cấm ăn mì tôm, nhưng vì sức khỏe của bản thân và thai nhi mẹ bầu nên hạn chế ăn. Thay vào đó, nên tìm đến những món ăn giàu dinh dưỡng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status