Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960. Bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay bệnh tan máu bẩm sinh. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu. Thalassemia là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Bệnh phân bố khắp toàn cầu, tỷ lệ cao ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Thalassemia có hai thể bệnh: thể alpha và thể beta. Vậy bệnh beta thalassemia là gì? Bệnh beta thalassemia gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào?
Thalassemia đáng sợ như thế nào?
Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay bệnh tan máu bẩm sinh. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu.
XEM THÊM: Hội chứng PCOS có làm tăng nguy cơ sảy thai không???

Mỗi thể bệnh là do bất thường tổng hợp một loại chuỗi globin, kết quả tạo ra các hồng cầu nhỏ, hình dạng bất thường, dễ tan máu. Bệnh có hai biểu hiện chính là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể.
Tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi.
Nguyên nhân gây bệnh tan máu bẩm sinh
Thalassemia xảy ra do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố, huyết sắc tố bình thường gồm hai chuỗi globin α và 2 chuỗi globin β với tỷ lệ 1/1.
Hồng cầu của người bệnh Thalassemia thường không bền. Vì thế bị phá huỷ làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt. Khi thiếu hụt một trong hai sắc tố sẽ gây thiếu huyết sắc tố A, làm thay đổi đặc tính của hồng cầu, khiến hồng cầu dễ vỡ, quá trình tan máu hay vỡ hồng cầu diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh.
Cơ chế di truyền của bệnh thalassemia
Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do vậy tỷ lệ nam và nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường.
XEM THÊM: Bệnh nhân AMH 0.3 điều trị thành công!

Người mang gen sẽ không có biểu hiện gì. Nhưng nếu cả 2 vợ chồng cùng mang gen thì sẽ rất nguy hiểm. Thalassemia được coi là một gánh nặng cho gia đình và cả ngành y tế. Chính vì vậy, việc tầm soát trước sinh sẽ giúp tránh khỏi những nguy cơ không mong muốn.
Bệnh thalassemia gây ra những hậu quả gì?
Thalassemia là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nó không chỉ gây tổn hại sức khỏe người bệnh, gây tàn phá cấu trúc trong cơ thể, ảnh hưởng đến giống nòi, đe dọa đến tính mạng mà nó còn tạo thêm gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Hiện nay, ở nước ta có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen có ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc.
🛑🛑🛑🛑🛑THAM KHẢO: Quy trình chọc hút noãn tại Viện Mô phôi như thế nào?

Tùy vào mức độ người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng vô cùng nặng nề như:
- Ứ đọng sắt: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do Thalassemia thể nặng.
- Dị tật xương: Những bệnh nhân mắc Thalassemia thể nặng bị phá hủy tế bào hồng cầu, dẫn đến hiện tượng tăng sinh hồng cầu trong tủy xương.
- Nhiễm trùng: người bệnh Thalassemia cũng bị đe dọa tính mạng bởi nguy cơ nhiễm trùng cao. Nhất là ở những bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật lá lách.
- Các bệnh lý về tim mạch.
Bệnh beta thalassemia là gì?
Beta thalassemia, hay bệnh tan máu bẩm sinh thể beta, là một bệnh di truyền liên quan đến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Beta thalassemia là một loại bệnh thalassemia phổ biến nhất, phát sinh từ một gen HBB bất thường dẫn đến giảm chuỗi beta globin (β+ thalassemia) hoặc hoàn toàn không có (β° thalassemia). Alen huyết sắc tố E (HbE) gây ra do đột biến điểm ở codon 26 của gen HBB. Tình trạng dị hợp tử từ bệnh HbEβ thalassemia bệnh cảnh đa dạng từ không có triệu chứng đến thiếu máu nặng cần truyền máu thường xuyên.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Thalassemia thể beta là kết quả của các đột biến trên gen HBB, nằm trên nhiễm sắc thể số 11. Gen này chịu trách nhiệm mã hóa protein beta-globin, một thành phần thiết yếu của hemoglobin – protein vận chuyển oxy trong máu.
Hemoglobin được cấu tạo từ bốn tiểu đơn vị protein, bao gồm hai chuỗi beta-globin và hai chuỗi alpha-globin.
Một số biến thể của gen HBB có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất beta-globin. Nếu đột biến chỉ làm giảm khả năng sản xuất beta-globin, người bệnh sẽ mắc dạng β+ thalassemia. Trong trường hợp đột biến ngăn chặn hoàn toàn việc sản xuất beta-globin, bệnh sẽ được chẩn đoán là β° thalassemia.
Phân loại và triệu chứng
Beta thalassemia được chia làm 3 dạng dựa trên mức độ sản xuất beta globin bị suy giảm: thalassemia thể nặng (còn được gọi là thiếu máu Cooley), thalassemia thể trung gian và thể ẩn. Trong ba dạng này, thiếu máu Cooley biểu hiện trầm trọng hơn.
- Beta thalassemia thể nhẹ. Đây là một dạng thalassemia nhẹ. Bạn có thể không có triệu chứng nào cả hoặc bạn có thể bị thiếu máu nhẹ. Nó còn được gọi là đặc điểm beta thalassemia.
- Beta thalassemia thể trung gian. Đây là một dạng thalassemia trung bình. Bạn có thể cần điều trị và truyền máu, vì vậy cơ thể bạn có đủ hemoglobin và tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
- Beta thalassemia thể nặng. Đây là một dạng thalassemia nặng hơn, còn được gọi là thiếu máu Cooley. Nó có thể dẫn đến thiếu máu đe dọa tính mạng. Với beta thalassemia thể nặng, bạn có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần truyền máu và chăm sóc thường xuyên.
Các bước sàng lọc gen bệnh Thalassemia để sinh con khoẻ mạnh
Mặc dù gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng đến sức khoẻ giống nòi, nhưng Thalassemia có thể phòng ngừa. Bệnh Thalassemia là bệnh lý bẩm sinh do bất thường gen di truyền, trẻ biểu hiện bệnh khi mang gen bệnh nhận từ cả bố lẫn mẹ. Vì thế có thể phòng bệnh Thalassemia từ việc kiểm soát giảm nguy cơ trẻ nhận cả hai gen bệnh từ bố và mẹ. Dưới đây là cá bước sàng lọc gen bệnh thalassemia để sinh con khoẻ mạnh.
Tổng phân tích tế bào máu
Kiểm tra kích thước các tế bào hồng cầu, nếu chỉ số MCV <= 85fl và MCH <= 28pg nên thực hiện bước tiếp theo.
Điện di huyết sắc tố
Để giúp định hướng chẩn đoán Alpha Thalassemia hay Beta Thalassemia.
Xét nghiệm gen Thalassemia
Đột biến gen Thalassemia nào để có sự chuẩn bị cho kế hoặc kết hơn và sinh sản.
Xét nghiệm phôi giai đoạn tiền làm tổ PGT-M
Khi bố và mẹ cùng mang gen bệnh Thalassemia có nguy cơ sinh con mang bệnh có thể thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản kết hợp xét nghiệm phôi, chọn phôi khoẻ mạnh để sinh con không mắc bệnh, không mang gen bệnh.
Ai nên xét nghiệm Thalassemia?
Tất cả mọi người chuẩn bị kết hôn cần thực hiện tầm soát bệnh Thalassemia trong xét nghiệm tiền hôn nhân để có kế hoạch thai sản tốt nhất. Ngoài ra các đối tượng sau cấp thiết cần làm xét nghiệm Thalassemia:
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mang gen bệnh và cha của em bé,
- Là xét nghiệm gen sàng lọc cho bố và mẹ chuẩn bị thực hiện IVF,
- Xét nghiệm sàng lọc phôi trước chuyển phôi đối với trường hợp thực hiện IVF,
- Vợ chồng có biểu hiện bệnh thiếu máu.,
- Gia đình có tiền sử bệnh thiếu máu,
- Người có công thức máu có hồng cầu nhỏ, dư sắt,
- Trẻ ốm yếu, xanh xao, vàng mắt, nhẹ cân, lách to…
Bài viết liên quan
Chi phí khám ngày cuối tuần ở Viện Mô phôi có cao hơn không?
Sau 24 năm đồng hành cùng các gia đình, Viện Mô phôi đã có hàng ...
Th5
Bệnh bạch tạng có phải do di truyền không?
Bệnh lý di truyền là một trong những rào cản để sinh ra những em ...
Th5
Bệnh nhân có thể chuyển hai phôi theo nguyện vọng không?
Khi bạn đã mong con nhiều năm, thường thì bạn sẽ có xu hướng muốn ...
Th5
Chi phí chuyển phôi hết bao nhiêu tiền?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối trong hành trình điều trị thụ tinh trong ống ...
Th5
Khi nào nam giới cần xét nghiệm nội tiết?
Hiện nay tình trạng vô sinh ở nam giới đang ngày càng gia tăng. Trước ...
Th5
Chi phí kích trứng IVF khoảng bao nhiêu tiền?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất ...
Th5