Độ mờ da gáy được biết đến là chỉ số rất được quan tâm trong thai kỳ với mục đích sàng lọc những bất về NST của thai nhi. Do đó, đây là một kỹ thuật mà các chuyên gia khuyên sản phụ không nên bỏ qua. Nội dung bài viết dưới đây sẽ có những thông tin tổng hợp xoay quanh độ mờ da gáy. Mẹ bầu đừng nên bỏ lỡ!
I. Độ mờ da gáy là gì?
Ở một thời điểm nhất định của thai kỳ, phía sau gáy của thai nhi sẽ xuất hiện lớp dịch đọng lại được gọi là độ mờ da gáy. Việc đo độ mờ da gáy sẽ giúp kiểm tra lớp dịch này bằng hình thức siêu âm. Từ đó, sẽ đo lường kích thước của lớp dịch nhằm phát hiện những bất thường về NST của thai nhi.
II. Những lợi ích của độ mờ da gáy
Như vừa chia sẻ, thông qua kích thước của lớp dịch phía sau gáy của thai nhi. Bác sĩ phát hiện được những bất thường về NST. Từ đó, sàng lọc được nguy cơ thai có mắc các bệnh lý dưới đây hay không. Cụ thể:
- Thừa NST 21 (Hội chứng Down): Trong các bệnh dị tật bẩm sinh, hội chứng này khá phổ biến. Trẻ sinh ra mắc hội chứng này sẽ gặp những bất thường về sức khỏe cũng như trí tuệ. Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm liên quan đến tim.
- Thừa NST 13 (HC Patau): Trẻ sinh ra không chỉ gặp nhiều khiếm khuyết mà còn có tuổi thọ rất thấp.
- Cặp 3 NST 18 (HC Edward): Với những trẻ thừa NST 13 thường có nguy cơ hỏng thai sớm. Trường hợp sinh ra cũng rất khó duy trì tuổi thọ vì nhiều khiếm khuyết trên cơ thể.
Có thể thấy, những hội chứng kể trên vô cùng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Với những đối tượng sau sàng lọc có nguy cơ cao, chuyên gia sẽ chỉ định làm thêm một số sàng lọc khác để kiểm tra. Nếu kết quả vẫn thuộc nhóm có nguy cơ cao, sẽ có những can thiệp sớm.
Thực tế, đã có rất nhiều gia đình sinh con ra mắc các dị tật bẩm sinh. Trẻ không chỉ bị khiếm khuyết về cơ thể, tinh thần, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng về lâu dài. Chi phí điều trị cho các trường hợp này cũng không hề nhỏ.
Chính vì ý nghĩa đó, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu đừng bỏ lỡ sàng lọc này. Nhằm phát hiện sớm các bất thường và có hướng điều trị sớm.
III. Phân loại các chỉ số độ mờ da gáy
Kết quả của chỉ số độ mờ da gáy sẽ phân thành 2 nhóm. Đó là nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao. Mẹ bầu cần nắm rõ chỉ số cụ thể của 2 nhóm này để biết được con thuộc nhóm nguy cơ nào.
1. Nguy cơ thấp
Độ mờ da gáy càng thấp chứng tỏ thai nhi sẽ có nguy cơ thấp mắc các bệnh liên quan đến bất thường NST. Nếu kích thước thai nhi ở khoảng 45 – 84mm sẽ thuộc nhóm nguy cơ thấp, khi khoảng sáng sau gáy là <3,5mm. Tùy vào từng thời điểm sàng lọc mà sẽ có chỉ số cụ thể như sau:
- Thai 11W: Chỉ số an toàn là 2mm.
- Thai 13W: Chỉ số an toàn là 2,8mm.
2. Nguy cơ cao
Ngược lại chỉ số an toàn, nếu kết quả khoảng sáng da gáy >3,5 cho thấy thai có nguy cơ cao. Đặc biệt, với những thai nhi có chỉ số khoảng sáng sau gáy trên 6,5mm sẽ có đến 60% nguy cơ mắc bệnh.
⭐⭐⭐ Hỏi đáp: Độ mờ da gáy cao nhưng NIPT bình thường có sao không?
IV. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu?
Có rất nhiều chị em băn khoăn đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kỳ thì chính xác? Như đã chia sẻ ở trên, lớp dịch sau gáy của thai nhi chỉ xuất hiện rõ rệt ở một thời điểm nhất định. Nếu mẹ bầu bỏ qua thời điểm này thì việc sàng lọc sẽ không còn có ý nghĩa.
Với độ mờ da gáy, thời điểm nên tiến hành đó là khi thai được 11W – 13W6D. Nếu siêu âm kiểm tra khoảng sáng sau gáy ngoài thời điểm này sẽ không chính xác. Do đó, các mẹ bầu cần nắm rõ “thời điểm vàng” sàng lọc để đảm bảo tin cậy.
V. Một số chú ý khi thực hiện đo độ mờ da gáy
Theo các chuyên gia, độ tin cậy của kỹ thuật đo khoảng sáng sau gáy khoảng 75%. Mặc dù vậy nhưng không một số ít trường hợp kết quả nhóm nguy cơ cao nhưng trẻ sinh ra phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, mẹ bầu cần phải kết hợp độ mờ da gáy với những sàng lọc khác để đánh giá độ chính xác của kết quả sàng lọc.
Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật sàng lọc khác có độ chính xác cao. Điển hình như NIPT test, Double test hay Triple test… mẹ bầu có thể tham khảo. Trong đó, NIPT có độ chính xác lên tới 99,98%, thực hiện không xâm lấn. Thời điểm sàng lọc là từ tuần thứ 10 của thai kỳ.
Mẹ bầu kết hợp đo khoảng sáng da gáy và NIPT sẽ mang tới độ tin cậy cao. Trường hợp xấu nhất thai nhi có nguy cơ cao, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ có lời khuyên thích hợp.
Một lưu ý khác dành cho các mẹ bầu đó là thực hiện sàng lọc ở những địa chỉ uy tín. Sàng lọc này mang ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao. Những địa chỉ uy tín thường sẽ có thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi trong sàng lọc dị tật. Đảm bảo sàng lọc chuẩn xác cũng như các lời khuyên tốt nhất cho thai phụ trong trường hợp xấu.
Trên đây là thông tin tổng quan về độ mờ da gáy. Với mục đích sàng lọc sớm các bất thường về NST, mẹ bầu nên thực hiện khi thai bước sang tuần thứ 11. Nếu còn đang thắc mắc hãy liên hệ ngay với Viện Mô Phôi để được giải đáp sớm nhất.
Bài viết liên quan
Quy trình điều trị IVF tại Viện Mô phôi
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật thụ ...
Th11
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11