Trong những năm trở lại đây, tình trạng nữ giới suy buồng trứng sớm gặp rất nhiều. Thậm chí có những phụ nữ dưới 30 tuổi đã không còn trứng. Mong muốn được làm mẹ bằng noãn tự thân là mong ước của mỗi phụ nữ. Khi buồng trứng không còn hoạt động, khả năng có con bằng noãn tự thân là rất thấp. Vì vậy xin trứng sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho phụ nữ được làm mẹ và mang thai. Vậy tại sao cần xin trứng khi điều trị IVF? Thủ tục xin trứng như thế nào?
Ngày 25/06/2024: Một số lợi ích của đông phôi toàn bộ.
Ngày 24/06/2024: Có thể siêu âm đầu dò khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt không?
Ngày 25/06/2024: Béo phì có liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Ngày 18/06/2024: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli là gì?
Ngày 18/06/2024: Một trường hợp em bé sinh ra khoẻ mạnh từ phôi ngày 6 tại Viện!
Ngày 24/06/2024: Em bé yêu của mẹ Xuyên bố Kiên!
Tại sao cần xin trứng khi điều trị IVF?
Buồng trứng được xem là “của hồi môn” quý giá nhất mà mẹ dành tặng con gái. Chức năng sinh sản của buồng trứng sẽ bắt đầu khi người con gái bước vào tuổi dậy thì. Và điều này được báo hiệu bằng sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Việc mang thai, sinh con là thiên chức của người phụ nữ nhưng không phải người phụ nữ nào cũng có thể suôn sẻ thực hiện điều này. Có những người phụ nữ, người vợ vì một số lý do khách quan mà không thể mang thai bằng chính trứng của mình, bác sĩ có thể khuyến nghị về phương pháp xin trứng.
Hiện nay, xin trứng là một giải pháp hiệu quả để được mang thai cho một số trường hợp được chỉ định. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp mà nguyên nhân hiếm muộn đến từ phía người vợ có buồng trứng không đủ điều kiện tạo phôi. Khi này, người chồng bắt buộc phải có tinh trùng tự thân để thực hiện thụ tinh.
Dưới đây là một số chỉ định cần xin trứng để điều trị:
- Suy buồng trứng sớm;
- Phụ nữ với dự trữ buồng trứng giảm;
- Phụ nữ mãn kinh;
- Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng nhưng có tử cung;
- IVF thất bại nhiều lần với chất lượng noãn hoặc phôi kém;
- Bệnh lý di truyền.
Vấn đề về dự trữ buồng trứng, chất lượng trứng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mang thai của người phụ nữ mà còn liên quan đến vấn đề sảy thai. Một số nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ có dự trữ buồng trứng giảm có tỷ lệ sảy thai cao hơn so với phụ nữ có dự trữ buồng trứng bình thường.
Quy định về người hiến trứng
Theo quy định của pháp luật về “Sinh con theo phương pháp khoa học”, người cho trứng phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Tuổi 18-35
- Noãn hiến tặng chỉ được sử dụng cho một người
- Không có quan hệ cận huyết với chồng người nhận
- Tiền sử bản thân người hiến trứng và gia đình không có các bệnh lý di truyền
- Không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh lý ảnh hưởng nhận thức, làm chủ hành vi
- Có ý thức, tinh thần tự nguyện khi thực hiện hiến trứng
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục
- Tự nguyện hiến tặng trứng tại một cơ sở y tế hợp pháp
- Người hiến trứng có sức khỏe thể chất tốt.
Một xét nghiệm cần thiết dành cho người hiến tặng trứng
Người hiến trứng phải trải qua sàng lọc tâm lý và y tế. Bao gồm khám tổng quát và đánh giá dự trữ buồng trứng để xác định người đó có thể hiến trứng hay không. Người có dự định hiến trứng cần thông báo cho các nhân viên y tế bất kỳ bệnh di truyền nào trong gia đình. Người hiến trứng là những phụ nữ trẻ khỏe mạnh.
Để có thể hiến trứng, người phụ nữ cần tiến hành các xét nghiệm sàng lọc quan trọng. Điều này để đảm bảo sức khỏe, di truyền, tâm ý và thể chất đủ điều kiện để thực hiện hiến trứng an toàn và thành công.
Một số xét nghiệm cần thiết cho người hiến trứng bao gồm:
- Xét nghiệm máu. Loại trừ bệnh lý truyền nhiễm như HIV, giang mai…
- Xét nghiệm kiểm tra AMH. Giúp đánh giá dự trữ buồng trứng của người phụ nữ. Chỉ số AMH có thể cung cấp một số thông về số lượng trứng còn lại trên buồng trứng cũng như mức độ đáp ứng với thuốc kích thích buồng trứng.
- Xét nghiệm di truyền: được cân nhắc thực hiện để đảm bảo người hiến trứng (noãn) không mang các đột biến có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong tương lai.
- Siêu âm đếm nang. Nang thứ cấp thường được thực hiện vào ngày 2, ngày 3 chu kỳ kinh. Siêu âm này giúp đếm số nang thứ cấp ở hai buồng trứng, giúp đánh giá dự trữ buồng trứng và quyết định phác đồ kích trứng.
- Xét nghiệm tiền mê. Chọc hút trứng sẽ được thực hiện khi người hiến trứng được gây mê. Vì vậy các xét nghiệm tiền mê giúp đảm bảo người hiến trứng có thể trải qua quá trình gây mê an toàn…
Hiến trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người hiến không?
Một số phụ nữ lo lắng răng: liệu cho trứng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này do “hết trứng”.
Mỗi người phụ nữ có khoảng 2 triệu nang trứng từ lúc sinh ra. Đến lúc dậy thì bắt đầu hành kinh thì buồng trứng còn khoảng 300.000 đến 400.000 trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh sẽ có khoảng 50-100 nang trứng được chiêu mộ vào quá trình phát triển. Cơ thể thường chỉ tiết một lượng FSH vừa đủ để chọn lọc một trứng trong một chu kỳ. Các nang còn lại không có đủ FSH để trưởng thành sẽ bị thoái hoá.

Những nang không được chiêu mộ trong chu kỳ này sẽ không chịu kích thích của FSH, và sẽ chở tới những chu kỳ kế tiếp.
Khi thực hiện IVF sẽ sử dụng thuốc FSH để kich thích nhiều nang phát triển. Các nang được chiêu mộ cùng phát triển thay vì bị thái hoá của chu kỳ đó. Do đó, nếu không sử dụng thì những nang trứng đó cũng bi mất đi. Cũng như kích trứng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người hiến trứng.
Bài viết liên quan
Phân loại phôi được tiến hành như thế nào?
Đánh giá chất lượng phôi là một trong những bước rất quan trọng trong IVF. ...
Th4
Bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị hiếm muộn không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th4
Bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th4
Những lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ điều trị IVF tại Viện
Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay được xem là kỹ thuật hiện đại trong ...
Th4
Hội chứng thực bào máu nguy hiểm như thế nào?
Sinh con khoẻ mạnh là mong ước chính đáng của mỗi cha mẹ. Thế nhưng ...
Th4
Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi nang như thế nào?
Trước đây, khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu chuyển ...
Th4