Với những chị em mang thai, Xét nghiệm Double test chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Phương pháp sàng lọc này giúp phát hiện nhiều bệnh lý liên quan đến NST ở thai nhi. Từ đó, có biện pháp điều trị từ sớm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nội dung bài viết dưới đây sẽ có thông tin tổng quát về Double test là gì? Mẹ bầu nên đọc trước khi thực hiện để việc xét nghiệm đạt kết quả tốt nhất.
I. Xét nghiệm Double test là gì?
Double test là một trong những sàng lọc được thực hiện khi nữ giới mang thai. Mục đích của phương pháp này chính là phát hiện các bệnh di truyền liên về NST ở thai.
Điển hình như hội chứng thừa nhiễm sắc thể số 18 (Edwards), HC thừa nhiễm sắc thể số 13 (Pautau), bất thường NST số 21 (Down)…
Nguyên lý khi làm Double test chính là kiểm tra chỉ số của một số thành phần có trong máu thai phụ. Bao gồm PAPP-A và free beta hCG.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dựa vào kết quả đo độ mờ da gáy, kích thước đầu và mông… Cùng một số thông tin khác của người mẹ để đưa ra kết luận cuối cùng.
II. Những ai nên thực hiện Double test?
Hiện nay, việc sàng lọc trước sinh ngày càng được khuyến khích hơn. Mọi thai phụ nên tìm hiểu và lựa chọn những kỹ thuật sàng lọc phù hợp nhất. Trong đó, xét nghiệm Double test được khuyến cáo thực hiện.
Vậy đối tượng nào nên thực hiện Double test? Được biết, tất cả sản phụ được khuyên nên thực hiện xét nghiệm này. Đặc biệt, những mẹ bầu thuộc các đối tượng sau thì càng cần phải thực hiện:
- Chị em mang thai > 35 tuổi.
- Trước đó mẹ bầu đã từng có thai nhưng thai bị chết lưu, hỏng thai.
- Mẹ bầu được chẩn đoán nhiễm virus, cần sàng lọc để loại bỏ các nguy cơ biến chứng.
- Người thân của thai phụ mắc các bệnh lý dị tật về NST.
- Trước đó từng đo độ mờ da gáy và có nghi ngờ mắc dị tật bẩm sinh.
III. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật sàng lọc Double test
Cũng tương tự như các kỹ thuật sàng lọc trước sinh khác. Double test có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Mẹ bầu nên nắm rõ để quyết định có nên làm xét nghiệm Double test không?
3.1. Ưu điểm
Nếu thực hiện xét nghiệm tại những trung tâm xét nghiệm uy tín, đầu tư thiết bị hiện đại, chuyên gia giỏi… Độ chính xác của phương pháp này lên đến 80 – 90%.
Để làm Double test thai nhi, chỉ cần lấy máu của người mẹ và xét nghiệm. Chính vì thế, không hề gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Thời gian có kết quả của xét nghiệm Double test rất nhanh, không phải chờ đợi lâu.
3.2. Nhược điểm
Có độ chính xác cao là vậy, song nếu mẹ bầu mang đa thai thì hiệu quả sẽ không cao. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em phương pháp sàng lọc khác chính xác hơn.
Một nhược điểm khác đó là phương pháp này chỉ mang tính sàng lọc, không mang tính chẩn đoán hay kết luận. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể bị dương tính giả. Chính vì thế, nếu kết quả có phát hiện dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu một số xét nghiệm khác để đảm bảo chính xác hơn.
IV. Nên làm Double test khi nào thì chính xác nhất?
Thời điểm sàng lọc đóng vai trò quan trọng quyết định đến độ chính xác. Chính vì thế, chị em nên tìm hiểu, để tránh bỏ lỡ thời điểm vàng để làm xét nghiệm.
Với Double test, thời gian thích hợp để làm xét nghiệm đó là tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Tuy nhiên, thời điểm vàng tốt nhất chị em nên sàng lọc đó là tuần thứ 12. Lúc này, các chỉ số của PAPP-A và β-hCG tự do ổn định. Nên kết quả sẽ chính xác hơn, tránh phải tình trạng dương tính giả.
V. Quy trình xét nghiệm Double test
Quy trình xét nghiệm Double test rất đơn giản, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của thai phụ để làm xét nghiệm. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên, thai phụ sẽ được bác sĩ chia sẻ những thông tin quan trọng về phương pháp sàng lọc.
- Bác sĩ sẽ hỏi thai phụ về thông tin cá nhân, chiều cao, cân nặng. Siêu âm để nắm rõ kích thước đầu và mông, độ mờ da gáy.
- Thai phụ sẽ đến phòng xét nghiệm để lấy mẫu máu.
- Mẫu máu sẽ được đem đi xét nghiệm.
- Cuối cùng, thai phụ sẽ được trả kết quả và bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
Có thể thấy, quy trình sàng lọc rất đơn giản và nhanh chóng. Một lưu ý đó là có nhiều chị em thắc mắc kiểm tra Double test có phải nhịn ăn không? Với sàng lọc này chị em không cần nhịn ăn như các xét nghiệm máu khác. Do đó, chị em có thể thoải mái ăn uống trước khi sàng lọc.
VI. Những điều cần làm sau khi có kết quả Double test
Kết quả Double test sẽ có hai trường hợp, đó là kết quả thuộc nhóm nguy cơ thấp hoặc nhóm nguy cơ cao. Như thông tin đã có, kết quả của xét nghiệm này chưa thể khẳng định chắc chắn thai mắc dị tật bẩm sinh.
Do đó, nếu kết quả thuộc nhóm nguy cơ cao, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Hãy lắng nghe những tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp sàng lọc khác chính xác hơn. Trong đó, NIPT là một trong những phương pháp được đánh giá an toàn, có độ chính xác cao mẹ bầu có thể lựa chọn.
Trên đây là thông tin tổng quan về xét nghiệm Double test. Như vậy, xét nghiệm này có ý nghĩa giúp phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi. Thời điểm thích hợp để thực hiện sàng lọc này đó chính là tuần thứ 12. Chị em mang thai nên tìm hiểu và sàng lọc để loại bỏ nguy cơ các bệnh lý ảnh hưởng đến trẻ sau này.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11