Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của người phụ nữ. Đây là nơi mà noãn và tinh trùng sẽ gặp nhau, thụ tinh và di chuyển về tử cung. Một người phụ nữ bình thường sẽ có hai vòi trứng thông. Một vòi bên trái, thông một bên tử cung nối sang buồng trứng bên trái. Vì vậy, khi một trong hai hặc cả hai vòi trứng gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong điều trị IVF, khi bị ứ dịch vòi trứng có chuyển phôi được không?
⏳Ngày 18/06/2024: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli là gì?
⏳Ngày 17/06/2024: Em bé Bohy của mẹ Hà Anh!
⏳Ngày 05/06/2024: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?
⏳Ngày 04/06/2024: Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!
⏳Ngày 03/06/2024: Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên
⏳Ngày 04/06/2024: Một số bệnh phụ khoa thường gặp.
⏳Ngày 17/06/2024: Sau chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi?
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ứ dịch vòi trứng?
Vòi trứng là một ống nhỏ, rỗng, dài khoảng 9-12cm nối tử cung và buồng trứng hai bên. Do có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng 1mm nên vòi trứng là bộ phận rất dễ bị tổn thương và tắc nghẽn.
Ứ dịch vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch, mủ. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, hầu hết phụ nữ chỉ phát hiện vòi trứng bị ứ dịch khi bệnh ở giai đoạn nặng nên việc điều trị khá khó khăn và hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
Chức năng của vòi trứng là mang trứng và tinh trùng đã thụ tinh đến cổ tử cung để làm tổ và phát triển. Khi vòi trứng bị ứ dịch và tắc làm cho quá trình trên càng trở nên khó khăn, nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến vô sinh.
Dấu hiệu nhận biết ứ dịch vòi trứng
Tình trạng ứ dịch ở vòi trứng khá khó nhận biết. Các dấu hiệu của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác nên chị em thường chủ quan.
- Kinh nguyệt không đều
- Khó thụ thai
- Dịch âm đạo bất thường
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ứ dịch vòi trứng
- Viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo
- Nhiễm Chlamydia hoặc lao vùng chậu.
- Tiền sử đau vùng chậu lặp lại không rõ nguyên nhân.
- Tiền sử phẫu thuật vùng chậu: cắt ruột thừa viêm, nội soi bóc u nang buồng trứng…
- Bệnh nhân có tiền sử hút nạo buồng tử cung (hút nạo thai, hút buồng tử cung do bệnh lý niêm mạc tử cung).
- Bị bệnh lạc nội mạc tử cung cũng dẫn đến bị ứ dịch vòi trứng.
🔥🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Bất thường nhiễm sắc thể giới tính gây ra những nguy cơ gì?
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Đối với ứ dịch một vòi, một vòi thông tốt
- Kích thích buồng trứng làm IUI 2-3 chu kỳ (theo dõi trứng phát triển bên vòi thông thì bơm IUI). Nếu thất bại chuyển IVF.
- Nếu bệnh nhân IUI thất bại nhưng chưa có điều kiện IVF có thể cân nhắc nội soi cắt vòi ứ dịch sau đó thả tự nhiên hoặc IUI lại.
Đối với ứ dịch hai vòi
- Thụ tinh ống nghiệm IVF là là lựa chọn tốt nhất.
- Nội soi thông vòi đã được nghiên cứu thấy hiệu quả rất thấp. Hầu hết bệnh nhân sau mổ vẫn không có thai và quay lại làm IVF (càng tốn thêm chi phí).
Bị ứ dịch vòi trứng có chuyển phôi được không?
Tình trạng ứ dịch ở vòi trứng khá khó nhận biết. Và thường khi bị ứ dịch thì dịch sẽ chứa nhiều ở phần loa vòi hoặc phần tiếp giáp với tử cung. Theo logic, dịch này có thể chảy ngược lại vào buồng tử cung, gây ra những biến đổi bên trong buồng tử cung, trong đó có niêm mạc tử cung. Khi đó, sẽ ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi, gây ra sự thất bại làm tổ.
Tuy nhiên, sẽ tuỳ theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Đối với những bệnh nhân có ứ dịch nhẹ, trong quá trình chẩn bị niêm mạc không phát hiện sự hiện diện của dịch trong lòng tử cung, bệnh nhân có nhiều phôi, và chuyển phôi lần đầu, không cần mổ kẹp.
Trong trường hợp, phôi của bệnh nhân không nhiều, quá trình chuẩn bị niêm mạc phát hiện dịch chảy xuống lòng tử cung, có thể sẽ cần mổ kẹp trước khi chuyển phôi. Hoặc mốt số trường hợp đã thất bại chuyển phôi nhiều lần mà vấn đề có thể tại vòi trứng thì cũng có thể cần mổ nội soi buồng tử cung. Điều này vừa để thăm dò vừa kiểm soát vòi trứng có vấn đề gì không. Từ đó, sẽ xử lý vấn đề theo nguyên nhân tất bại làm tổ.
Như vậy, khi có chẩn đoán ứ dịch vòi tử cung nhưng không ghi nhận ứ dịch lòng tử cung, bệnh nhân vẫn có thể cân nhắc để chuyển phôi.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11