Nhiễm khuẩn Chlamydia là chứng bệnh dễ gặp trong các viêm nhiễm phụ khoa. Chlamydia là căn bệnh nhiễm xạ lây truyền qua đường tình dục. Bất kể ai quan hệ tình dục đều không hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Vậy nhiễm chlamydia là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh này? Nhiễm chlamydia gây nguy hiểm gì ở nữ giới?
🔥Ngày 01/11/2023: Xét nghiệm NIPT chi phí bao nhiêu?
🔥Ngày 06/07/2023: Tại sao chuyển phôi cần nhịn tiểu?
🔥Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?
🔥Ngày 06/07/2023: Quy trình khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi
🔥Ngày 05/07/2023: Ăn gì để trứng (noãn) khoẻ mạnh?
🔥Ngày 04/07/2023: Trisomy 13 là gì?
🔥Ngày 31/10//2023: Sự rụng trứng xảy ra khi nào?
1. Nhiễm chlamydia là gì?
Chlamydia là gì?
Chlamydia là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus. Do hệ thống gen di truyền của Chlamydia có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn.
Chlamydia chứa 12 loài, 3 trong số này gây bệnh ở người:
- Chlamydia trachomatis
- Chlamydia pneumoniae
- Chlamydia psittaci
Trong đó, Chlamydia trachomatis gây:
- Viêm niệu đạo không do lậu cầu và viêm mào tinh ở nam giới.
- Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, và bệnh viêm vùng chậu (PID) ở nữ giới.
- Viêm trực tràng, lymphogranuloma venereum và viêm khớp phản ứng (Hội chứng Reiter) ở cả hai giới.
- Đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau mắt đỏ.
Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi.
Chlamydia psittaci gây loét miệng.
Nhiễm Chlamydia là gì?
Nhiễm Chlamydia là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Nhiễm Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có triệu chứng nghèo nàn vì vậy thường hay bị bỏ qua, và việc điều trị ở giai đoạn muộn hay điều trị không triệt để, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiễm Chlamydia có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.
Triệu chứng khi nhiễm chlamydia
Triệu chứng ở đường sinh dục
Nam giới
- Thời gian ủ bệnh khoảng 1-3 tuần.
- Viêm niệu đạo với các biểu hiện: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo. Đái buốt, đái rắt. Dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít, hoặc vừa.
- Viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến: đau, phù nề một bên bìu, có thể kèm theo sốt.
Nữ giới
- Viêm cổ tử cung tiết dịch nhầy mủ. Lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu.
- Viêm âm đạo tiết dịch.
- Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như: viêm tuyến Bartholin, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng.
- Ða số phụ nữ nhiễm Chlamydia Trachomatis không có biểu hiện lâm sàng, nên không phát hiện được. Vì vậy, có thể xảy ra các biến chứng như: viêm vùng tiểu khung, thai ngoài tử cung và vô sinh.
Các triệu chứng ở ngoài đường sinh dục
- Viêm quanh gan: có thể xảy ra sau hoặc đồng thời với viêm vòi trứng.
- Hội chứng Reiter: viêm niệu đạo, viêm khớp, viêm kết mạc mắt.
- Viêm trực tràng: Ðau bụng, đi ngoài ra máu + nhầy.
2. Chẩn đoán nhiễm chlamydia
Hiện nay, tại Viện Mô phôi việc chẩn đoán và tầm soát bệnh lý này đã được thực hiện rất đơn giản thông qua các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nước tiểu tìm sự hiện diện của nhiễm trùng.
- Xét nghiệm dịch tiết
+ Với nữ giới: dùng tâm bông lấy dịch từ cổ tử cung để kiểm tra kháng nguyên hoặc môi trường cho Chlamydia. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng xét nghiệm Pap định kỳ.
+ Với nam giới: dùng tăm bông chèn vào miệng niệu đạo để lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm. Một số trường hợp cần thiết sẽ được chỉ định lấy mẫu ở hậu môn.
3. Nhiễm chlamydia gây nguy hiểm gì ở nữ giới?
Vi khuẩn Chlamydia gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản với nhiều bệnh lý kèm theo như:
- Chlamydia gây ra hiện tượng dính và bít tắc vòi tử cung. Khi soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn: thấy tử cung, vòi tử cung, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh dục nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng, dẫn đến vòi tử cung cũng bị tắc.
- Vòi tử cung tắc (2 vòi) cũng là nguyên nhân dẫn đến việc phải thụ tinh trong ống nghiệm do tinh trùng và trứng không thể thụ tinh.
- Viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia có khả năng đi ngược lên đường sinh dục gây bệnh lý vùng chậu mà hậu quả có thể là thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
- Ung thư tử cung có thể xuất hiện khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia và HPV – một loại virus đường sinh dục.
- Viêm phần phụ và nhiễm trùng đường sinh dục trên gây tổn thương lâu dài. Chúng là nguyên nhân dẫn đến đau vùng chậu mãn tính.
4. Dự phòng bệnh chlamydia
-
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe giới tính và sinh sản luôn là phương pháp được áp dụng trong tất cả các trường phổ thông, đại học với mục đích phổ biến kiến thức cho tất cả các học sinh, sinh viên.
-
Tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng, hạn chế các hoạt động tình dục khi có nghi ngờ bị bệnh.
-
Đi thăm khám ngay khi nghi ngờ bạn tình của mình mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
-
Đối với phụ nữ không nên thụt rửa bộ phận sinh dục vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh vật có lợi trong âm đạo và khiến cho phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn.
-
Thường xuyên đi khám phụ khoa để phát hiện sớm bệnh.
-
Đối với phụ nữ đang mang thai nên đi khám nhằm phát hiện sớm để tiến hành điều trị tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9