Chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của người phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28-32 ngày. Thời gian hành kinh bình thường khoảng 3 đến 7 ngày với lượng máu mất đi khoảng 60 – 80ml. Tuy nhiên tình trạng rối loạn kinh nguyệt lại xảy ra khá phổ biến với chị em phụ nữ. Có trường hợp kinh nguyệt ra quá nhiều, có trường hợp ra quá ít. Tất cả tình trạng này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cửa phụ nữ. Vậy vì sao kinh nguyệt ra ít? Kinh nguyệt ít ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của phụ nữ?
✅Ngày 26/01/2024: Làm sao để biết mình nên thực hiện IUI hay IVF?
✅Ngày 15/01/2024: Dùng thuốc Duphaston bao lâu có kinh nguyệt?
✅Ngày 25/01/2024: Sau chuyển phôi có nên kiêng ăn gì không?
✅Ngày 16/01/2024: Tại sao viêm tiểu khung có thể gây hiếm muộn ở phụ nữ?
✅Ngày 16/01/2024: Chất lượng và số lượng trứng cái nào quan trọng hơn
✅Ngày 25/01/2024: Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn hormone nữ.
Vì sao kinh nguyệt ra ít?
Kinh nguyệt ra ít (còn gọi thiểu kinh) là hiện tượng mỗi lần đến kỳ lượng huyết kinh ra rất ít.
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (trên 30 ngày)
- Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần 1 tháng
- Số ngày hành kinh chỉ 1 – 2 ngày
- Lượng máu kinh ra mỗi lần rất ít, không đầy băng vệ sinh
- Kinh nguyệt cũng có thể kéo dài nhiều ngày nhưng lượng máu ít, ra rải rác
- Máu kinh có màu sắc bất thường
- Chị em cũng xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi,…
Vì sao kinh nguyệt ra ít?
Do căng thẳng
Bạn đang bị stress, lo lắng, trầm cảm hay sốc tâm lý,… rất có thể bạn sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít. Ngoài căng thẳng về mặt tâm lý, việc tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Trường hợp này bạn nên thả lỏng, cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn, kinh nguyệt sẽ bình thường trở lại.
Do sự thay đổi cân nặng đột ngột
Sự thay đổi cân nặng có thể kéo dài hoặc làm ngắn kỳ kinh nguyệt của chị em. Khi tăng cân, lượng chất béo tích tụ trong cơ thể tăng cao có thể khiến hormone mất cân bằng. Khi bạn thực hiện chế độ kiêng khem bằng cách hạn chế lượng calo làm cho cơ thể bạn bị căng thẳng và tạo sự mất cân bằng hormone.
Rối loạn nội tiết
Rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến ngày hành kinh khiến máu kinh có những biểu hiện bất thường như ra ít.
Do biện pháp tránh thai
Nhiều phụ nữ chọn phương pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết. Những phương pháp này có thể khiến kinh nguyệt chị em ra ít, thậm chí kinh nguyệt có màu tối hoặc mất kinh.
Một số bệnh lý tại tử cung
Kinh nguyệt ra ít do niêm mạc tử cung bị bong ra bất thường, có thể do một số bệnh lý như: viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung,…
Do mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu mang thai chị em dễ nhận biết nhất là mất kinh nguyệt. Tuy nhiên có một số trường hợp phụ nữ vẫn tiếp tục ra kinh nguyệt nhưng với lượng rất ít. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng trứng được thu tinh bên ngoài tử cung do bạn gặp một số viêm nhiễm tại cổ tử cung, đặt vòng tránh thai hoặc có sẹo ở tử cung.
Ngoài ra kinh ra ít còn ảnh hưởng bởi một số bệnh lý tuyến giáp, buồng trứng đa nang, sẹo sau khi não hoặc nong tử cung, hẹp cổ tử cung,…
Kinh nguyệt ra ít ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản như thế nào?
Tình trạng kinh nguyệt ít sẽ có ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng.
Trường hợp ra ít máu kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
- Có thể ảnh hưởng sức khỏe sinh sản trong tương lai, bệnh nhân có nguy cơ bị vô sinh thứ phát.
- Bạn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung…
- Việc rối loạn sinh lý khiến bệnh nhân giảm ham muốn trong quan hệ, sợ quan hệ, tăng chứng lãnh cảm… Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Để phòng tránh tình trạng này, các chị em nên:
- Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân, tình trạng từ đó có hướng chữa trị hiệu quả
- Tránh thức khuya, dậy sớm, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc
- Ăn uống khoa học, tránh tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột
- Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học
- Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10