Hormone Prolactin đóng vai trò quan trọng ở cả nam giới và nữ giới. Hormone này có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của cơ thể hai giới. Bình thường ở cả nam và nữ đều có một lượng nhỏ hormone này trong máu. Tuy nhiên khi chỉ số có sự mất cân bằng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề bất thường ở cơ thể. Đặc biệt là ở nữ giới. Vậy tại sao cần xét nghiệm Prolactin khi khám hiếm muộn? Khi xét nghiệm Prolactin cần lưu ý gì không?
🦠Ngày 25/08/2023: Bệnh Pompe do nguyên nhân nào gây ra?
🦠Ngày 17/08/2023: Hormone Testosterone là gì?
🦠Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
🦠Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?
🦠Ngày 10/08/2023: Những trường hợp nào cần tiêm tinh trùng vào bào tương noãn?
🦠Ngày 22/08/2023: Quy trình chọc hút noãn
Hormone Prolactin là gì?
Prolactin (được viết tắt là PRL) là một hormone được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên, một cấu trúc nhỏ nằm ở phần dưới cùng của não. Vai trò chính của prolactin là thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú, đồng thời kích thích quá trình tạo sữa ở phụ nữ mang thai.
Nồng độ Prolactin trong máu tỷ lệ nghịch với nồng độ estrogen (nội tiết tố nữ).
Sự tiết prolactin của tuyến yên được điều hòa bởi các tế bào thần kinh của tuyến nội tiết ở vùng dưới đồi:
- Tế bào thần kinh TIDA. Là tế bào quan trọng nhất của hạt hạnh nhân vòng cung tiết ra dopamine (hormone ức chế sự sản sinh Prolactin) tác động lên thụ thể D2 của lactotrophs gây ức chế tiết Prolactin.
- Hormone giải phóng thyrotropin giúp kích thích giải phóng Prolactin.
Ở phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường, không có thai, mức độ prolactin trong máu là 127-637 µU/mL. Ở phụ nữ có thai là 200 – 4500 µU/mL. Ở phụ nữ mãn kinh là 30-430 µU/mL; còn ở nam giới bình thường là 98 – 456 µU/mL.
Vai trò của hormone
Prolactin hoạt động theo cơ chế tương tự như cytokine, giữ vai trò quan trọng trong:
- Điều hòa hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Liên quan đến quá trình sinh trưởng của tế bào.
- Ảnh hưởng đến quá trình biệt hóa tế bào.
- Chống lại sự chết có chu trình của tế bào.
- Prolactin có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tạo máu, sinh tăng sinh mạch máu, đồng thời tham gia cả vào quá trình đông máu.
Cơ quan đích của prolactin là tuyến vú với vai trò thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú đồng thời biệt hóa tuyến vú, kích thích tuyến vú tiết sữa sau khi sinh con rồi kết hợp với oxytocin để đẩy sữa ra ngoài.
Những dấu hiệu do tình trạng cường Prolactin máu
- Tiết sữa với tần suất từ 30 đến 80%, tuy nhiên cũng có bệnh nhân có prolactin máu rất cao (trên 100ng/mL (2000mU/L), bình thường nồng độ prolactin máu dưới 18ng/mL(360mU/L) ) nhưng lại không bị tiết sữa.
- Rối loạn kinh nguyệt, các rối loạn thường xuất hiện khi nồng độ prolactin cao, những rối loạn gồm: không có kinh, có kinh ít, thống kinh và vô sinh.
- Giảm nồng độ estrogen máu, khô âm đạo, loãng xương…
- Ở nam giới có thể thấy vú lớn, giảm libido, rối loạn cương dương.
Tại sao cần xét nghiệm Prolactin khi khám hiếm muộn?
Xét nghiệm Prolactin giúp:
- Xác định nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng hoặc vô sinh ở nữ giới.
- Xác định nguyên nhân các bất thường sinh dục nam như rối loạn cương dương, vú to, vô sinh, không có tinh trùng,…
- Hỗ trợ chẩn đoán những bất thường của tuyến yên: xuất hiện khối u tăng sản xuất Prolactin.
- Tìm ra nguyên nhân cho việc tiết sữa ở những phụ nữ không mang thai hoặc không cho con bú.
Xét nghiệm Prolactin được thực hiện khi nào?
Đối với phụ nữ:
Xét nghiệm thường sẽ được thực hiện ở nữ giới trong những trường hợp sau:
- Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chu kỳ kinh không đều.
- Chu kỳ kinh tự dưng biến mất không rõ nguyên nhân mặc dù trước đó vẫn diễn ra bình thường và không hề mang thai, chưa đến độ tuổi mãn kinh.
- Các trường hợp vô sinh hiếm muộn cũng được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm này.
- Người có dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý tuyến yên như suy giáp, có khối u tăng sản xuất thừa prolactin.
- Nữ giới có các biểu hiện thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, thị lực bị suy giảm đáng kể.
Đối với nam giới
- Nam giới có dấu hiệu rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
- Nồng độ testosterone thấp, giảm ham muốn tình dục.
- Các trường rối loạn chức năng của tinh hoàn, tinh dịch loãng, không có tinh trùng hoặc vô sinh.
- Đột nhiên thấy hiện tượng tiết sữa ở vú, tuyến vú phát triển to bất thường.
- Đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm thị lực.
Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm Prolactin
Sự tăng mức độ Prolactin bệnh lý
- Khi bệnh nhân có khối u sản xuất và bài tiết thừa prolactin (prolactinomas)
- Khi bệnh nhân có sự giảm estrogen máu, vô sinh do không rụng trứng, ít kinh nguyệt
- Khi rối loạn ăn uống do chán ăn tâm thần;
- Khi có bệnh tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (hypothalamus);
- Khi suy giáp;
- Bệnh thận;
- Bệnh gan;
- Hội chứng buồng trứng đa nang;
- Các khối u và các bệnh khác của tuyến yên.
Sự giảm mức độ Prolactin bệnh lý
- Mức độ prolactin thấp dưới mức bình thường có thể là biểu hiện của suy tuyến yên.
- Một số loại thuốc cũng có thể gây ra sự giảm mức độ prolatin trong máu như dopamine
- Sự giảm prolactin có thể gặp trong rối loạn chức năng buồng trứng ở phụ nữ và hội chứng trao đổi chất, lo âu, rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới…
Bài viết liên quan
Làm gì để tăng khả năng làm tổ của phôi?
Thụ tinh trong ống nghiệm đã mở ra một trang mới cho những gia đình ...
Th12
Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi
Thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều ...
Th12
Một số bất thường NST gây vô sinh ở nam giới
Một nam giới bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 46XY, được chia làm ...
Th12
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12
Khám sức khỏe tiền hôn nhân – những điều cần biết
Một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và những đứa con khỏe mạnh là mong ...
Th12