Lạc nội mạc tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tỷ lệ hiếm muộn trên phụ nữ có lạc nội mạc tử cung chiếm khoảng 50%. Lạc nội mạc tử cung không phải là bệnh lý ác tính nhưng thường tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Vậy lạc nội mạc tử cung do nguyên nhân nào gây ra? Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh không?
❇️Ngày 28/03/2024: Vai trò của axit folic đối với mẹ bầu như thế nào?
❇️Ngày 27/03/2024: Có phải mắc quai bị là sẽ bị vô sinh?
❇️Ngày 25/03/2024: Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có cơ hội làm cha không?
❇️Ngày 26/03/2024: Những thông tin về rối loạn xuất tinh
❇️Ngày 27/03/2024: Ý nghĩa của các loại sinh thiết phôi hiện nay.
❇️Ngày 22/03/2024: Viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến điều trị IVF không?
Lạc nội mạc tử cung do nguyên nhân gì?
Nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp tế bào này dày lên theo chu kì buồng trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra khiến lớp nội mạc này bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là tình trạng nội mạc tử cung phát triển bên ngoài buồng tử cung, ở đó LNMTC chịu ảnh hưởng của hormone sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt.
Những lớp niêm mạc sẽ bong ra ở trong kì kinh nguyệt. Và được tái tạo lại sau khi chu kì này kết thúc. Bệnh xảy ra khi các mảng niêm mạc không đi ra ngoài theo máu kinh mà ở lại trong tử cung hay đi ngược lại lên buồng trứng, gây viêm nhiễm và đau đớn.
Triệu chứng khi bị lạc nội mạc tử cung
Tùy thuộc vào vị trí mà LNMTC có các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Đau vùng chậu trong giai đoạn hành kinh. Đau có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài sau khi kết thúc hành kinh. Bệnh nhân có thể đau vùng bụng và phía dưới lưng.
- Đau khi giao hợp hoặc sau khi giao hợp. Tình trạng này rất phổ biến trong bệnh LNMTC.
- Đau khi di chuyển hoặc đi tiểu, hoặc đi đại tiện.
- Chảy máu ồ ạt khi hành kinh hoặc giữa các chu kỳ hành kinh.
- Vô sinh, hiếm muộn.
Lạc nội mạc tử cung do nguyên nhân gì?
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây nên bệnh LNMTC. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể dẫn đến lLNMTC như:
Kinh nguyệt bị trào ngược
Trong những ngày hành kinh, dòng máu mang những tế bào nội mạc tử cung trào ngược vào vòi trứng và khoang vùng chậu, thay vì thoát ra ngoài cơ thể. Những tế bào này dính vào thành khung chậu và bề mặt các cơ quan trong khu vực chậu. Sau đó chúng tiếp tục phát triển, dày lên và chảy máu theo chu kì kinh nguyệt.
Những phụ nữ từng thực hiện phẫu thuật ở tử cung
Một số trường hợp cần thực hiện can thiệp ở tử cung như điều trị viêm tử cung hay mổ lấy thai nhi ở phụ nữ có bầu sẽ khiến cho sẹo hình thành ở vị trí phẫu thuật. Tại vị trí sẹo này sẽ là vị trí mà tế bào tử cung dính vào gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung do mạch máu và dịch mô di chuyển đến.
Bất thường hệ miễn dịch
Bất thường trong hệ miễn dịch của người bệnh khiến cho việc phát hiện ra sớm các mô nội mạc đang phát triển ở bên ngoài tử cung không xảy ra để kịp thời phá hủy toàn bộ phần niêm mạc đó.
Rối loạn hormone estrogen
Sự rối loạn hormone estrogen trong cơ thể làm cho biến đổi các tế bào phôi thai trong cơ thể thành nội mạc tử cung khi đang dậy thì, vì là tế bào lạ nên sẽ gây ra nhiều bất thường cho sức khỏe của nữ giới.
Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh không?
Mối liên quan giữa lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn
- Viêm dính vùng chậu gây ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn và di chuyển của trứng sau rụng
- Thay đổi chức năng phúc mạc gây tiết dịch màng bụng, tăng prostagladin, interleukin-1, yếu tố hoại tử u và proteases -> làm ảnh hưởng hoạt động bắt trứng của tua vòi, ảnh hưởng đến chức năng vòi trứng, tác động lên noãn và tinh trùng.
- Lượng kháng thể IgG và IgA và tế bào lympho có thể tăng lên khi bị nội mạc tử cung của phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung làm thay đổi khả năng thụ thai nội mạc tử cung và sự làm tổ của phôi.
- Bất thường nội tiết và rối loạn phóng noãn…
Nguyên tắc điều trị
Dưới đây là nguyên tắc điều trị lạc nội mạc tử cung trong hiếm muộn tại Viện Mô phôi:
- Nếu có cả đau và hiếm muộn, ưu tiên điều trị hiếm muộn trước.
- Nếu phụ nữ LNMTC bị hiếm muộn có kèm với các nguyên nhân hiếm muộn khác, nên cân nhắc áp dụng sớm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Nếu phụ nữ LNMTC bị hiếm muộn, có giảm dự trữ buồng trứng, nên cân nhắc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sớm.
- Không nên điều trị nội tiết đơn thuần (nội tiết tránh thai, progestins, GnRH đồng vận hoặc Danazol) ức chế chức năng buồng trứng để cải thiện điều trị hiếm muộn có kèm LNMTC nhẹ.
Bài viết liên quan
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Phụ nữ thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Béo phì đang trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho hệ thống y ...
Th9