Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ và phát triển. Đối với quy trình chuyển phôi trữ, không phải thời điểm nào cũng có thể chuyển phôi. Bệnh nhân cần phải trải qua quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung tối ưu mới có thể chuyển. Quá trình này diễn ra sẽ có sự khác biệt tuỳ vào từng bệnh nhân cụ thể. Vậy tại sao cần phải chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi trữ? Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ là gì?
1️⃣Ngày 18/07/2024: Tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới được hiểu hiện như thế nào?
2️⃣Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
3️⃣Ngày 17/07/2024: Bệnh nhân tử cung một sừng điều trị thành công tại Viện!
4️⃣Ngày 17/07/2024: 10 năm đồng hành cùng Viện và có hai bạn nhỏ!
5️⃣Ngày 16/07/2024: Chuyển phôi hai lần đều thành công của chị Hằng!
6️⃣Ngày 16/07/2024: Xoắn buồng trứng sau chọc trứng nguy hiểm ra sao?
Tại sao cần chuẩn bị nội mạc tử cung trước khi chuyển phôi trữ?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
XEM THÊM: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?
Vai trò của niêm mạc tử cung
Tại sao cần chuẩn bị niêm mạc trước khi chuyển phôi trữ?
Sau khi chọc noãn, có nhiều lý do mà bệnh nhân cần cân nhắc đông lạnh phôi. Vài lý do có thể kể ra như:
- Nội tiết chưa cân bằng,
- Niêm mạc tử cung chưa thuận lợi,
- Cơ thể bệnh nhân chưa khỏe hoặc có nguy cơ quá kích buồng trứng…
- Hay đơn thuần là do bệnh nhân chưa có thời gian để mang thai hoặc có nhiều phôi nên trữ đông lại để dành cho sau này chuyển phôi tiếp.
Chuyển phôi trữ lạnh không phải sẽ chuyển vào bất cứ thời điểm nào. Mà sẽ phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị NMTC dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị. Mục đích của việc chuẩn bị niêm mạc tử cung này là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống.
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Tuân thủ phác đồ điều trị
Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày
Chế độ ăn nhiều rau xanh, ít thịt đỏ và bổ sung thêm cá, hải sản
- Các loại rau xanh sẫm như súp lơ xanh, rau chân vịt, các loại rau cải, rau ngót.. chứa nhiều vitamin B9 (acid Folic) rất cần thiết cho phụ nữ trước mang thai. Ngoài ra còn cung cấp lượng vitamin E, C dồi dào giúp niêm mạc tử cung tươi mới.
- Bổ sung các loại Protein tốt từ trứng, cá và hải sản.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Một số bất thường NST gây vô sinh ở nam giới
Một nam giới bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 46XY, được chia làm ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Khám sức khỏe tiền hôn nhân – những điều cần biết
Một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và những đứa con khỏe mạnh là mong ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12