Tử cung là cơ quan quan trọng trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Đây là nơi noãn và tinh trùng đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thai nhi trong cả thai kỳ. Vì vậy, khi tử cung có bất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn có tử cung bình thường. Dị tật tử cung là một trong những bất thường lớn cản trở quá trình mang thai của phụ nữ. Đây là điều mà nhiều chị em gặp phải rất lo lắng. Tuy nhiên, đã có những trường hợp bất thường tử cung điều trị thành công tại Viện. Dưới đây là một số thông tin bệnh nhân tử cung một sừng điều trị thành công tại Viện!
🛑Ngày 18/06/2024: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli là gì?
🛑Ngày 17/06/2024: Em bé Bohy của mẹ Hà Anh!
🛑Ngày 05/06/2024: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?
🛑Ngày 04/06/2024: Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!
🛑Ngày 03/06/2024: Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên
🛑Ngày 04/06/2024: Một số bệnh phụ khoa thường gặp.
🛑Ngày 17/06/2024: Sau chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi?
Tử cung một sừng là gì?
Tử cung hay còn được gọi là dạ con. Tử cung được hình thành ở bụng dưới và hoàn chỉnh về cấu trúc ngay khi thai còn trong bụng mẹ. Tử cung nằm ở trong khung xương vùng chậu của phụ nữ và có hình dáng giống quả lê. Tử cung có chiều dài khoảng 7,5cm, chiều rộng 5cm và chiều sâu 2,5cm với cấu tạo gồm 3 phần: đáy tử cung, cổ tử cung và thân tử cung.
Cấu tạo của tử cung
Tử cung được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
Đáy tử cung
Là phần trên cùng của tử cung, có hình dạng cong và khá rộng. Đáy tử cung có sừng ở hai bên, và là nơi vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Là phần chính của tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp cơ sẽ có vai trò khác nhau. Trong đó, cơ đan chéo, có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong quá trình sinh con.
Bên trong lòng tử cung có một lớp màng nhầy được gọi là nội mạc tử cung. Độ dày của lớp nội mạc này sẽ thay đổi theo biến đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài cơ thể dưới hình thức hành kinh.
Eo cổ tử cung
Là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung nên khá hẹp.
Cổ tử cung
Là phần nằm thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn, giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh.
Nguyên nhân nào gây ra tử cung một sừng?
Tử cung bình thường sẽ có hai ống dẫn trứng nối thông với buồng tử cung. Tử cung dị tật là thuật ngữ bác sĩ dùng để chỉ tử cung có hình dạng bất thường. Ví dụ: tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, tử cung một sừng, tử cung hai sừng…
Tử cung 1 sừng hay còn gọi là tử cung đơn cũng là một dị dạng bẩm sinh. Khác với hình dáng quả lê thông thường, tử cung đơn nhìn giống hình quả chuối và kích thước khá nhỏ chỉ bằng ½ so với tử cung bình thường. Tử cung một sừng là tình trạng tử cung không phát triển hoàn toàn, chỉ có một ống dẫn trứng. Ngoài ra, kích thước của tử cung cũng nhỏ hơn bình thường. Phụ nữ có tử cung một sừng vẫn có thể mang thai, nhưng nguy cơ sảy thai, nguy cơ đẻ non rất cao.
Một số triệu chứng có thể do tử cung một sừng gây ra
- Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do dịch kinh nguyệt tích tụ trong cơ thể, không thể thoát ra ngoài dẫn đến các cơn đau.
- Lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến nhất là đau vùng chậu mãn tính, đặc biệt là ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt.
- Không mang thai: Bạn không mang thai dù đã kết hôn nhiều năm và không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ.
- Sinh non và sảy thai.
Bệnh nhân tử cung một sừng điều trị thành công tại Viện!
Đó là trường hợp của chị Dương T.Thu Hiền (35 tuổi). Chị Hiền có tiền sử thai sinh hoá, từng được chẩn đoán tử cung 1 sừng và được tư vấn mang thai hộ ở 1 đơn vị khác.
Năm 2016, vợ chồng chị đã đến Viện khám. Chị Hiền có nguyện vọng được mang thai và sinh con như một người phụ nữ bình thường. Và điều tuyệt vời đã đến, anh chị điều trị IVF thành công tại Viện. Năm nay, cháu bé vào lớp 1.
Và năm nay, vợ chồng chị Hiền tiếp tục đến Viện mới mong muốn có thêm em bé nữa. Lần này chị Hiền được chẩn đoán dự trữ buồng trứng kém. Thế nhưng dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ Sơn, bác sĩ Minh cùng các bác sĩ tại Viện, chị Hiền đã mang thai lần 2, beta hCG ngày 11 sau chuyển phôi đạt 326.6
Chị Hiền là một trường hợp rất phức tạp khi điều trị hiếm muộn: tử cung một sừng và dự trữ buồng trứng kém. Tuy nhiên bằng phác đồ điều trị mới tại Viện (cải thiện tỷ lệ thành công cao hiện nay) vợ chồng chị hai lần đều may mắn! Đây cũng là động lực cho các chị em dự trữ buồng trứng kém đang điều trị tại Viện! Các chị hãy yên tâm và tin tưởng vào các bác sĩ tại Viện! Chúc mẹ con chị Hiền thai kỳ an vui nhé!
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ...
Th12