Dự trữ buồng trứng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khoẻ sinh sản của nữ giới. AMH hay còn gọi là xét nghiệm dự trữ buồng trứng là xét nghiệm tin cậy trong khám hiếm muộn. Đây cũng là xét nghiệm bắt buộc khi khám hiếm muộn nữ tại Viện Mô phôi. Dự trữ buồng trứng của người phụ nữ suy giảm theo độ tuổi. Thế nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới suy buồng trứng sớm ngày càng gia tăng. Dưới đây là một trong những “thủ phạm” khiến dự trữ buồng trứng giảm nhanh.
Ngày 23/04/2024: Loạn sản sụn xương nguy hiểm như thế nào?
Ngày 22/04/2024: Chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi trữ trong bao lâu?
Ngày 19/04/2024: Hai bố mẹ mang gen bệnh sinh con khoẻ mạnh.
Ngày 17/04/2024: Những khó khăn có thể gặp phải khi nuôi phôi dài ngày là gì?
Ngày 19/04/2024: Bơm IUI có cần giấy đăng ký kết hôn không?
Ngày 17/04/2024: Tại sao bệnh nhân cần nhịn ăn 6-8 giờ trước khi chọc trứng?
Dữ trữ buồng trứng là gì?
AMH (Anti – Mullerian Hormone) là loại hormon tiết trực tiếp từ tế bào hạt của nang buồng trứng, cho biết số nang noãn hiện có trong buồng trứng người phụ nữ. Chỉ số AMH được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng với các đặc điểm:
- Cao nhất khi 25 tuổi và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi;
- Không bị thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Là yếu tố đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng, tiên lượng khả năng sinh sản của người phụ nữ hiện tại và trong tương lai.
Ở phụ nữ, khả năng dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản càng tốt.
Mối quan hệ giữa AMH và khả năng sinh sản:
Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml. Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ buồng trứng đa nang.
- Tối ưu cho khả năng sinh sản: 4,0-6,8 ng/ml
- Đạt yêu cầu cho khả năng sinh sản: 2,2-4,0 ng/ml
- Khả năng sinh sản thấp: 0,3-2,2 ng/ml
- Khả năng sinh sản rất thấp: <0,3 ng/ml
- Mức cao: >6,8 ng/ml.
Ngoài ra, dựa vào kết quả AMH bác sĩ có thể ra các chỉ định xét nghiệm khác giúp bệnh nhân phát hiện ra các vấn đề liên quan ung thư buồng trứng khi có một kết quả AMH cao bất thường.
Giảm dự trữ buồng trứng là gì?
Giảm dự trữ buồng trứng (diminished ovarian reserve – DOR) là tình trạng suy giảm số lượng trứng không hồi phục, nguyên nhân có thể do yếu tố tuổi, di truyền, điều trị thuốc, điều trị phẫu thuật và môi trường.
Một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Vào thời điểm sinh, bé gái có khoảng 1 triệu nang noãn ở 2 buồng trứng. Đến tuổi dậy thì, 2 buồng trứng chỉ còn khoảng 300.000 – 500.000 nang noãn. Sau đó các nang noãn không tăng số lượng mà chỉ giảm dần theo chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm AMH khi nào?
Xét nghiệm AMH là một trong những loại xét nghiệm nội tiết tố để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Với mọi trường hợp đều có thể thực hiện loại xét nghiệm này. Tuy nhiên với những trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm AMH. Trong đó bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh
- Những trường hợp bị vô sinh và hiếm muộn.
- Bệnh nhân bị mắc đa năng buồng trứng (đặc biệt cần thực hiện xét nghiệm sớm nếu đang trong độ tuổi sinh sản.
- Người bị ung thư buồng trứng hoặc bệnh suy buồng trứng sớm
- Tiên lượng mãn kinh…
Có thể xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?
AMH đang là xét nghiệm được ưu tiên và có thể được xem là tiêu chuẩn đánh giá tốt nhất để đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.
Nồng độ AMH không có sự biến chuyển hoặc thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kì ngày nào của chu kỳ kinh. Đặc điểm không thay đổi này sẽ giúp việc xét nghiệm nội tiết đánh giá buồng trứng đảm bảo tính chính xác cũng như thuận tiện cho bệnh nhân.
Nồng độ AMH mặc dù không có sự thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nhưng lại bị giảm dần theo độ tuổi. Như vậy với những phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì nồng độ AMH sẽ giảm thấp hơn so với những phụ nữ trẻ có cơ thể mạnh khỏe bình thường.
Một trong những “thủ phạm” khiến dự trữ buồng trứng giảm nhanh???
Có rất nhiều nguyên nhân khiến dự trữ buồng trứng suy giảm. Nhưng có một “thủ phạm” khiến AMH giảm nhanh mà chị em ít chú ý, đó là lạc nội mạc tử cung buồng trứng.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung phát triển bên ngoài buồng tử cung, ở đó lạc nội mạc tử cung chịu ảnh hưởng của hormone sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng là gì?
LNMTC buồng trứng là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ở buồng trứng. Khi LNMTC buồng trứng xảy ra sẽ hình thành nên các nang chứa dịch giàu hemosiderin, là kết quả của sự tích tụ lâu ngày sản phẩm thoái hóa của các tế bào máu và NMTC bên trong nang.
Triệu chứng khi bị lạc NMTC buồng trứng:
- Đau vùng chậu, từ cảm giác đau tức, đè nặng cho tới đột ngột đau nhói, đau nghiêm trọng.
- Đau bụng khi hành kinh.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Có thể gặp khó khăn khi đại tiện, tiểu tiện
- Có thể gặp tiểu ra máu, đi ngoài ra máu.
- Chu kỳ kinh bất thường (ra máu nhiều hơn bình thường, ra máu ít hơn bình thường hoặc ra máu bất thường).
- Vô sinh, hiếm muộn.
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng nguy hiểm như thế nào?
Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ, mặc dù một số người vẫn có thể sinh sản hoàn toàn bình thường mà không cần can thiệp gì. Các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tới khả năng sinh sản bao gồm:
- U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung làm tổn thương mô buồng trứng lành, làm giảm dự trữ buồng trứng.
- Ống dẫn trứng có thể bị sẹo hóa, cản trở cơ học quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng.
- Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Những chất có trong nang lạc nội mạc tử cung có thể ngăn ngừa sự thụ tinh của trứng…
Trong đó, giảm dự trữ buồng trứng là ảnh hưởng nặng nề nhất. Lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân u lạc nội mạc ở buồng trứng và phụ nữ lớn tuổi.
- Tăng viêm, stress oxy hóa: Gây xơ hóa buồng trứng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển noãn bào,
- Rối loạn nội tiết: Làm mất cân bằng các hormone sinh dục, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng,
- Kích hoạt quá mức nang sơ cấp: Làm cạn kiệt số lượng nang sơ cấp (nguồn dự trữ quan trọng của noãn bào).
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng có nên mổ không?
Để lựa chọn phương pháp điều trị, cần cân nhắc đến:
- Tuổi,
- Đặc điểm triệu chứng đau,
- Tình trạng hôn nhân cũng như mong muốn có con của người bệnh.
Các phương pháp được lựa chọn có thể bao gồm: điều trị theo dõi, điều trị nội khoa hoặc điều trị phẫu thuật. Phẫu thuật bóc có thể gây suy giảm dự trữ buồng trứng. Và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của người phụ nữ. Vì vậy, không nên lựa chọn phẫu thuật cho những trường hợp nang lạc NMTC không có biến chứng.
Bài viết liên quan
Một số xét nghiệm nội tiết ở nữ giới khi khám hiếm muộn
Xét nghiệm cận lâm sàng là những xét nghiệm rất quan trọng khi khám và ...
Th1
Tại sao 25 tuổi chưa từng sinh con mà dự trữ buồng trứng cạn kiệt?
Một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong ...
Th12
Chậm kinh có phải dấu hiệu của vô sinh không?
Chu kỳ kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12