Chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố sinh lý quan trọng ở nữ giới. Kinh nguyệt luôn được xem là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ của chị em phụ nữ. Mặc dù có một chút “phiền toái”, nhưng kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng với phụ nữ. Đối với chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài 28-32 ngày. Đã bao giờ chị em thắc mắc: kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khoẻ của phụ nữ? Bài viết dưới đây Viện Mô phôi xin được chia sẻ những thông tin quan trọng về điều này.
🔷Ngày 16/10/2023: Tinh hoàn ẩn là gì?
🔷Ngày 12/05/2023: Hội chứng Kallmann là gì?
🔷Ngày 08/03/2023: 3 nhóm xét nghiệm di truyền tiền làm tổ
🔷Ngày 23/02/2023: Loạn Dưỡng Cơ Duchenne – Những Điều Cần Biết
🔷Ngày 05/09/2023: Bệnh Wilson là gì?
🔷Ngày 16/10/2023: Hội chứng PRADER WILLI là gì?
1. Kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ bong ra. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng có tính lặp đi lặp lại ở mọi phụ nữ, nó là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành. Vào thời điểm cơ thể nữ giới trưởng thành sẽ xảy ra sự rụng trứng.
Tuy nhiên, trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Khi trứng rụng, nội mạc sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung sẽ tự loại bỏ lớp nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh mới.
Quá trình loại bỏ ấy gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo. Dù chất lỏng đó vẫn được gọi là máu nhưng thành phần của nó lại khác với máu ở tĩnh mạch.
Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn kinh nguyệt
- Giai đoạn nang trứng (diễn ra song hành với giai đoạn kinh nguyệt)
- Giai đoạn rụng trứng
- Giai đoạn hoàng thể.
2. Kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khoẻ của phụ nữ?
Vì chu kỳ hành kinh cua phụ nữ trải qua những giai đoạn khác nhau, chính vì vậy màu sắc kinh nguyệt cũng có sự khác biệt.
Kinh nguyệt màu đỏ tươi
Máu đỏ tươi chứng tỏ máu tươi và lượng chảy đều. Kỳ kinh có thể bắt đầu bằng ra máu màu đỏ tươi và đậm dần vào cuối kỳ kinh. Nó cho thấy cơ quan sinh sản của bạn đang hoạt động bình thường.
Kinh nguyệt màu đen
Máu đen có thể xuất hiện vào đầu hoặc cuối kỳ kinh của một người. Màu đen là dấu hiệu của máu cũ hoặc máu đã mất nhiều thời gian hơn để ra khỏi tử cung. Qua quá trình oxy hóa, máu đầu tiên chuyển sang màu nâu hoặc đỏ sẫm và sau đó trở thành màu đen.
Kinh nguyệt màu nâu sẫm
Có thể là sự trộn lẫn giữa máu cùng chút niêm mạc tử cung. Ngoài ra, đôi khi máu ra ngoài cơ thể chậm hơn nên có thời gian oxy hóa và kết quả chính là màu máu ấy. Trường hợp này cũng không đáng lo ngại vì hầu hết nữ giới khi kết thúc hành kinh đều có màu sắc như vậy.
Kinh nguyệt màu cam
Máu trộn với dịch cổ tử cung cũng có thể có màu cam. Máu kinh màu cam hoặc tiết dịch âm đạo màu cam thường biểu hiện của tình trạng bị nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng roi trichomonas.
Kinh nguyệt màu đỏ lẫn xám
Đừng bỏ qua khi máu kinh có màu đỏ lẫn xám. Vì nó có thể cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng. Bên cạnh sự thay đổi về màu sắc máu kinh thì còn có thêm hiện tượng đau bụng dưới dữ dội.
3. Máu kinh nguyệt như thế nào là bất thường?
Có cục máu đông kích thuộc lớn
Hầu hết phụ nữ sẽ có vài cục máu đông lẫn trong máu kinh nhưng nó có số lượng ít và kích thước nhỏ, ít khi xuất hiện. Khi máu kinh tạo thành cục với kích thước lớn và nhiều về số lượng thì nó có thể liên quan đến các bệnh lý phụ khoa cần được thăm khám và có hướng điều trị ngay khi cần thiết.
Mùi máu kinh khác lạ
Bình thường, máu kinh không có mùi đặc biệt. Nếu máu kinh có mùi tanh, hôi, chua thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo âm đạo bị tắc nghẽn, nhiễm trùng âm đạo,… cần can thiệp y tế để không gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Màu máu kinh bất thường
Mặc dù máu kinh có thể thay đổi nhiều màu sắc khác nhau nhưng máu màu xám hoặc cam thì cần thận trọng. Bởi nó dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc bệnh lý nguy hiểm.
Bài viết liên quan
Đã có con thì không thể vô sinh???
Đã có con thì không thể vô sinh? Đó là thắc mắc của nhiều cặp ...
Th11
Hội chứng siêu nam là gì?
Bất thường nhiễm sắc thể giới tình là một trong những nguyên nhân gây ra ...
Th11
Chuẩn bị niêm mạc tử cung khoảng bao nhiêu ngày?
Niêm mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự làm tổ ...
Th11
Nguyên nhân nào xuất hiện tình trạng thai trứng?
Bất kỳ một người mẹ nào cũng mong mình có một thai kỳ thuận lợi ...
Th11
Kích trứng có gây suy buồng trứng hay không?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th11
Thời gian cho một ca IVF trong bao lâu?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất ...
Th11