Do đâu xuất hiện vòng kinh không phóng noãn?

20210115 014948 822231 nhung dau hieu rung.max 1800x1800 1

Kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thất thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Điều này gây ra tình trạng khó thụ thai ở người phụ nữ. Đặc biệt, đó là tình trạng xuất hiện kinh nguyệt nhưng không có rụng trứng. Vậy vòng kinh không phóng noãn là gì? Do đâu xuất hiện vòng kinh không phóng noãn?

✅Ngày 19/01/2024: Quá trình sinh tinh diễn ra như thế nào?

✅Ngày 22/12/2023: Sàng lọc di truyền tiền làm tổ bệnh tan máu bẩm sinh

✅Ngày 14/09/2023: Những điều cần biết về bệnh Phenylketone niệu

✅Ngày 12/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?

✅Ngày 13/09/2023: Điều trị hiếm muộn với bệnh nhân xuất tinh ngược dòng.

✅Ngày 14/09/2023: Progesterone thấp có nguy hiểm không?

✅Ngày 15/09/2023: Nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung?

Do đâu xuất hiện vòng kinh không phóng noãn?

Vòng kinh không phóng noãn là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ sẽ rụng một trứng chín (hay còn gọi là noãn) mỗi tháng.

trung khong rung 1
Rụng trứng là một hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ.

Vòng kinh không phóng noãn là vòng kinh không diễn ra hiện tượng phóng noãn (không có nang noãn chín và rụng) như các chu kỳ kinh nguyệt khác. Người thường xuyên có vòng kinh không phóng noãn sẽ dễ bị vô sinh, hiếm muộn.

Trường hợp nào dễ xảy ra tình trạng vòng kinh không phóng noãn?

  • Tuổi dậy thì: Vào thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt thì khả năng bé gái vị thành niên sẽ có hiện tượng vòng kinh không phóng noãn: do vùng dưới đồi tại não chưa tiết đầy đủ hormone giải phóng gonadotropin. Từ đó khiến nang noãn không chín, không đầy đủ hormone tạo hoàng thể để làm nang noãn không được phóng.
  • Tuổi mãn kinh: Từ 40 đến 50 có nguy cơ thay đổi hormone cao hơn dẫn đến hiện tượng vòng kinh không phóng noãn. Buồng trứng không còn nhạy cảm đủ để đáp ứng các thích của hormone tuyến yên. Dẫn tới nang noãn không chín và không phóng noãn. Hoặc một số bệnh lý về hệ sinh dục như buồng trứng đa nang.

Nguyên nhân nào xuất hiện vòng kinh không phóng noãn?

Cơ chế chung là vùng hạ đồi tiết ra hóc môn kích thích tuyến yên. Tuyến yên kích thích nang noãn ở buồng trứng chín và gây ra hiện tượng phóng noãn. Khi trứng rụng không có hiện tượng làm tổ thì sẽ dẫn đến hành kinh. Nhưng do một số nguyên nhân nhất định mà việc hành kinh ở một số người phụ nữ không có hiện tượng rụng trứng. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Do trục dưới đồi-tuyến yên tiết không sản xuất đủ hormone FSHLH kích thích buồng trứng tạo các nang noãn phát triển, thường gặp ở các bé gái mới dậy thì.

  • Do suy buồng trứng, gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.

  • Do bệnh lý vùng dưới đồi, tuyến yên như u tuyến yên.

  • Do sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn rụng trứng, điển hình là thuốc tránh thai.

Còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng không rụng trứng như: phụ nữ thừa cân, béo phì, tăng prolactin máu, chế độ sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, bị căng thẳng, hay lo âu, stress,…

Làm cách nào để biết một chu kỳ kinh không phóng noãn?

Bản thân người phụ nữ và ngay cả thầy thuốc cũng không thể xác định được một vòng kinh có phóng noãn hay không nếu không được theo dõi và làm các xét nghiệm đặc hiệu.

Thông qua những phương pháp dưới đây có thể biết được hiện tượng không rụng trứng:

Xét nghiệm hormone nội tiết

Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể, từ đó xác định được nguyên nhân gây không rụng trứng.

Estrogen

Xét nghiệm này được làm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

Nồng độ estrogen tăng dần trong máu ở giai đoạn nang noãn. Sau đó đạt đến nồng độ đỉnh ngay trước khởi phát đỉnh LH và 36 giờ trước phóng noãn. Là hormon sinh dục nữ có vai trò rất quan trọng và được sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen kích hoạt các chu kỳ sinh sản.

Progesterone

Định lượng progesterone là phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán phóng noãn. Khi nồng độ progesterone trong máu lớn hơn 10 ng/ml có nhiều khả năng chu kỳ có hiện tượng phóng noãn. 

LH

LH thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi bất thường của nồng độ LH cũng như thay đổi của đỉnh LH ở giữa chu kỳ có thể gợi ý nguyên nhân bất thường của giai đoạn hoàng thể.

FSH

Là hormon chịu trách nhiệm chính cho việc kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ FSH cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Prolactin

Prolactin ức chế hormon sinh sản, cụ thể là hormon kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH) vì vậy hiện tượng tăng prolactin cũng gây ra rối loạn phóng noãn.

Siêu âm đầu dò âm đạo

Qua siêu âm bác sĩ có thể xác định được tình trạng của buồng trứng, tử cung cũng như các vấn đề khác. Tại Viện Mô phôi, đối với các bệnh nhân nữ vô sinh hiếm muộn do rối loạn nội tiết, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể cho từng trường hợp. Các chị em nên đến thăm khám sớm khi có chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status