Tại sao bầu không được ngồi xổm? Trong quá trình mang thai, sản phụ được chỉ định hạn chế ngồi xổm. Bởi đây là cách ngồi không an toàn, có thể ảnh hưởng đến cả sản phụ cũng như thai nhi. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lý do không nên ngồi xổm khi mang thai ngay sau đây.
I. Lý do tại sao bầu không được ngồi xổm?
Ngồi xổm là tư thế không còn quá xa lạ với nhiều người. Rất nhiều chị em ngồi xổm khi làm việc nhà hay trò chuyện. Tuy nhiên, với mẹ bầu thường được khuyên không nên ngồi xổm.
Vậy, tại sao sản phụ không được ngồi xổm? Các chuyên gia nhận định, khi mang thai phần dưới và cột sống của các chị em sẽ phải gánh tác động nặng nề từ túi thai. Tư thế ngồi xổm khiến cho các mạch máu không được lưu thông.
Đặc biệt, ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, lúc này thai nhi đã lớn. Mẹ bầu ngồi xổm khiến cho tử cung bị chèn ép, túi thai sẽ tạo sức ép đến bàng quang. Khiến cho mẹ bầu xuất hiện các cơn đau gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù mẹ bầu được chỉ định không nên ngồi xổm khi mang thai. Tuy nhiên, khi sắp đến ngày lâm bồn chị em có thể ngồi ở tư thế này. Điều này sẽ giúp cho xương chậu được mở rộng, quá trình sinh thuận lợi. Tư thế ngồi xổm lúc này cũng sẽ cung cấp nhiều oxy cho em bé.
II. Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Nếu mẹ bầu thường xuyên ngồi xổm khi mang thai sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng. Cụ thể:
1. Chèn ép tử cung, bàng quang:
Sức nặng của thai nhi sẽ tác động lên bàng quang, tử cung khi mẹ bầu ngồi xổm. Khi tử cung và bàng quang bị chèn ép sẽ xuất hiện các cơn đau bụng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
2. Gây phù nề, giãn tĩnh mạch:
Tư thế ngồi xổm khiến cho máu khó lưu thông, hệ quả là gây phù nề, giãn tĩnh mạch ở chân. Tình trạng phù nề không chỉ gây đau đớn cho thai phụ mà còn khiến thai phụ khó giữ thăng bằng. Khiến cho mẹ bầu dễ bị ngã khi di chuyển, tăng nguy cơ hỏng thai.
⭐⭐⭐ ĐỌC NGAY: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? +7 đồ ăn thức uống tốt nhất
3. Đau xương khớp ở chân:
Xương khớp ở chân cũng bị sẽ bị chèn ép nếu mẹ bầu thường xuyên ngồi xổm. Điều này sẽ khiến cho mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức xương khớp.
4. Tổn thương cột sống:
Thai nhi càng lớn thì càng tạo áp lực lên cho cột sống, lâu dần sẽ gây tổn thương cho cột sống. Cột sống bị tổn thương sẽ gây nhiều cơn đau khó chịu cho mẹ bầu.
III. Các tư thế ngồi an toàn cho mẹ bầu
Lý do khi mang bầu không được ngồi xổm đã được chia sẻ ở trên. Vậy mẹ bầu nên ngồi tư thế cho an toàn, tránh tác động xấu đến thai nhi?
1. Tư thế ngồi khi làm việc nhà
Nếu làm việc ở nhà, mẹ bầu cần phải lựa chọn loại ghế có phần lưng tựa, chiều cao của ghế phù hợp để chân gập vuông góc với ghế. Nếu chọn ghế không đủ chiều cao hay quá cao sẽ bất tiện khi ngồi xuống đứng lên.
Khi ngồi làm việc ở nhà, sản phụ cần phải chú ý vị lưng và cổ luôn phải thẳng. Hai chân cố định và tránh ngồi co người để tránh gây áp lực cho bụng.
Khi muốn ngồi hoặc đứng lên, nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh bị choáng. Lúc ngồi nên ngồi hẳn xuống ghế mới dựa lưng vào ghế để làm việc. Trong quá trình ngồi làm việc ở nhà, các sản phụ cần lưu ý không nên ngồi quá lâu. Nên đi lại thường xuyên để máu lưu thông, tránh bị phù nề.
2. Tư thế ngồi khi ở văn phòng
Mẹ bầu làm việc ở văn phòng sẽ phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Do đó, càng cần phải lựa chọn tư thế an toàn hơn để tránh tác động xấu đến thai kỳ.
Về ghế ngồi, mẹ bầu cũng nên chọn ghế có phần tựa lưng khoảng 35 – 45cm. Khi ngồi làm việc, mẹ bầu ngồi thẳng để cho lưng và cổ ở trên đường thẳng. Khi ngồi làm việc không được cúi về phía trước để tạo áp lực cho thai nhi.
Một mẹo giúp mẹ bầu thoải mái hơn khi ngồi làm việc đó là sử dụng gối để tựa lưng. Hoặc sử dụng một chiếc ghế nhỏ để đặt chân lên trên khi làm việc. Trong quá trình ngồi làm việc, mẹ bầu cũng nên lưu ý không ngồi quá lâu. Khoảng 1 giờ nên đứng lên đi lại để cơ thể thoải mái hơn.
3. Tư thế ngồi khi nghỉ ngơi
Khi nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể ngồi ở bất kỳ ghế nào miễn có điểm tựa. Tuy nhiên, nên ưu tiên ghế sofa rộng, có tựa lưng. Khi ngồi, lưu ý để lưng thẳng, mông chạm vào ghế. Hai chân của mẹ bầu duỗi ra để cảm thấy thoải mái, máu dễ lưu thông.
IV. Tư thế bà bầu cần hạn chế tránh nguy hiểm
Bên cạnh tư thế ngồi xổm, những tư thế sau đây cũng được khuyến cáo mẹ bầu nên tránh.
- Tư thế ngồi gù lưng: Tư thế này ảnh hưởng xấu đến cột sống của mẹ bầu.
- Tư thế ngồi vắt chéo chân: Ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, chèn ép dây thần kinh. Tăng nguy cơ sưng phù chân gây đau đớn cho mẹ bầu.
- Ngồi không có lưng tựa: Vùng lưng không được bảo vệ gây mỏi lưng, mệt mỏi. Tư thế này cũng khiến mẹ bầu dễ bị ngã.
- Ngồi gập người về phía trước: Tăng áp lực lên bụng, khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
- Tư thế ngồi nửa mông: Khiến cho cột sống chịu áp lực nặng nề hơn và gây nên cơn đau ở lưng. Thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tư thế này.
Bài viết trên đây đã trả lời cho thắc mắc tại sao bầu không được ngồi xổm. Tư thế ngồi xổm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Mẹ bầu cần phải chọn tư thế ngồi an toàn, thoải mái để quá trình mang thai diễn ra an toàn và thuận lợi.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12