Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. Đây sẽ là thời điểm bác sĩ chuyển phôi sau nuôi cáy trở lại buồng tử cung của mẹ. Sau khi chuyển phôi, khoảng 12 ngày bệnh nhân sẽ biết mình mang thai hay không bằng xét nghiệm beta hCG. Sau khi chuyển phôi, các bệnh nhân đều có những lo lắng và thắc mắc. Sau chuyển phôi nên lưu ý gì? Nên vận động, ăn uống như thế nào để không ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi? Vậy sau chuyển phôi đi máy bay được không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời.
Ngày 17/10/2024: Viện Mô phôi lọc rửa tinh trùng bằng phương pháp gì?
Ngày 16/10/2024: Kỹ thuật AH trong hỗ trợ sinh sản tại Viện Mô phôi.
Ngày 15/10/2024: Một số nguyên nhân gây tắc vòi trứng ở nữ giới.
Ngày 15/10/2024: Làm thế nào để xác định được người lành mang gen bệnh?
Ngày 17/10/2024: Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Nhiều mẹ lo lắng sau chuyển phôi đi máy bay có làm phôi dễ bị rơi ra ngoài không? Câu trả lời là phôi không dễ rớt ra ngoài như các bệnh nhân lầm tưởng. Và sau chuyển phôi, bạn có có thể đi máy bay được.
Vì những lý do sau:
- Cấu trúc lòng tử cung là khoang kín có áp lực âm. Chính vì vậy khi đặt phôi vào đó, luôn có sự ép sát lại để giữ phôi.
- Cổ tử cung thì luôn đóng chặt. Chỉ khi hành kinh hoặc sắp đến ngày sinh cổ tử cung mới mở ra .
- Cấu trúc niêm mạc tử cung ghồ ghề được bao phủ các tuyến nhầy nên khả năng “đào thoát” của phôi là không thể
- Khi chuẩn bị chuyển phôi, bác sĩ sẽ dùng progesterone để chuyển trạng thái niêm mạc tử cung từ giai đoạn 1 sang giai đoạn phù hợp. Chính progesterone sẽ khiến chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại, bít kín lối “tẩu thoát” của phôi.
Tuy nhiên quá trình làm tổ của phôi là một vấn đề khác và việc đi máy bay sau chuyển phôi không gây ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi.
Sau chuyển phôi bao lâu có kết quả?
Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi. Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.
👉👉👉👉👉Có Thể Bạn Chưa Biết: Mối Quan hệ giữa lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn
Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG (thường gọi tắt là đo beta) thì thường vào khoảng 12 ngày sau khi chuyển phôi.
Những lưu ý sau chuyển phôi
Sau chuyển phôi, bạn có thể nghỉ ngơi tại Viện tầm 2-3 tiếng đồng hồ. Sau đó bệnh nhân về nhà sinh hoạt bình thường. Sau khi chuyển phôi, bạn nên di chuyển về nhà bằng ô tô. Về nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn gì?
- Ăn đa dạng các nhóm, không nên ăn quá nhiều nhóm nào, cái gì nhiều quá đều không tốt.
- Không cần ăn lượng gấp đôi vì nghĩ thai cần nhiều dinh dưỡng. Cứ ăn 70% dạ dày đừng ăn quá no.
- Kiêng: đu đủ xanh, chuối xanh, rau ngót, dứa…là những thứ tăng co thắt tử cung, không có lợi cho phôi làm tổ. Kiêng đồ chua, cay, dầu mỡ…là những thứ dễ gây kích ứng dạ dày.
Uống gì?
- Tích cực uống nước thật ấm, bên cạnh ăn đồ nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là máu đến tử cung. Vì dùng nội tiết lúc chuẩn bị niêm mạc và sau chuyển phôi khiến máu bị cô đặc hơn. Nhiều bạn bị nặng còn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… Các bạn hoàn toàn có thể dùng cách này để khắc phục nhé!
- Uống 1,5-2l nước mỗi ngày để máu lưu thông dễ hơn, tránh cô đặc máu.
- Ngoài ra, rất nên uống các loại nước ép trái cây để bổ sung enzym tươi cho cơ thể. Nhiều bạn ăn đạm mà bỏ quên trái cây tươi, cơ thể rất thiếu emzym. Tỉ lệ trái cây có thể lên tới 50% khẩu phần ăn. Loại nào cũng được, không ăn quá nhiều trái cây nhiều đường, ăn ít không sao hết.
Vận động như thế nào?
- Hoàn toàn có thể đi lại và làm việc bình thường, nếu là công việc nhẹ nhàng, không mang vác nặng, đi lại quá nhiều… Điều này vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho các mẹ, giúp dễ có thai hơn.
- Kiêng: Nằm yên một chỗ. Vừa khiến máu lưu thông kém, vừa khiến nhu động ruột kém dẫn đến táo bón. Đều là những điều không tốt cho thai kì! Còn khi nằm ngủ, việc nằm nghiêng, ngửa, chân duỗi, co… đều không ảnh ảnh hưởng tới phôi- thai nhé!
Vệ sinh như thế nào?
Và một lưu ý rất quan trọng là bệnh nhân cần dùng đúng, đủ đơn thuốc nội tiết của bác sĩ sau chuyển phôi.
Thụ tinh ống nghiệm là một quá trình rất vất vả và có nhiều khó khăn cho bệnh nhân. Trên hành trình đó, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những âu lo và căng thẳng. Chắc hẳn bài viết này đã giúp bạn biết sau chuyển phôi có đi máy bay được không. Nhưng các bạn hãy luôn vững tin là sau hành trình vất vả này, thiên thần đáng yêu sẽ chào đời, thay đổi cuộc sống của bạn. Chúc các bạn luôn vững tin và đồng hành cùng bác sĩ. Chúc các bạn sớm đón con yêu!
Bài viết liên quan
Lịch cho thuốc trở lại trong dịp Tết Ất Tỵ 2025
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th1
Căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
Bệnh lý di truyền là một trong những bất thường lớn ảnh hưởng đến trẻ ...
Th1
Chưa đăng ký kết hôn có điều trị IVF được không?
Vô sinh hiếm muộn ngày này không còn xa lạ với tất cả chúng ta. ...
Th1
Có nên tiêm kích trứng hai chu kỳ liên tiếp không?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th1
Những trường hợp nào cần tư vấn di truyền trước khi mang thai?
Bất kỳ cha mẹ nào đều mong muốn con mình khi sinh ra sẽ khoẻ ...
Th1
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Một người phụ ...
Th1