Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Từ đó, mỗi năm có hàng triệu cặp vợ chồng trên thế giới được làm cha mẹ nhờ phương pháp này. Hiện nay, thụ tinh trong ống nghiệm được đánh giá là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất. IVF là công cụ hữu hiệu giúp mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công trung bình hiện nay của IVF khoảng 50%. Vậy tại sao IVF thất bại? Bệnh nhân cần làm gì khi điều trị IVF thất bại?
🍄Ngày 19/11/2024: Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo như thế nào?
🍄Ngày 30/10/2024: Thalassemia trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình
🍄Ngày 25/10/2024: Kỹ thuật sinh thiết phôi có phát hiện được hội chứng Patau không?
🍄Ngày 28/10/2024: Nên đông lạnh trứng hay trữ đông phôi?
🍄Ngày 29/10/2024: Tinh trùng hình thành mất bao lâu thời gian?
🍄Ngày 29/10/2024: Cần đạt bao nhiêu nang noãn tiêu chuẩn khi bơm IUI?
Những trường hợp nào được chỉ định điều trị IVF?
Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Thời gian cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm mất bao lâu?
Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của 2 vợ chồng. Thăm khám, sàng lọc, để hoàn thiện hồ sơ IVF.
- Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị. Chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
- Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
- Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
- Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.
Những trường hợp được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm
Cũng như tất cả các kỹ thuật y khoa khác, thụ tinh trong ống nghiệm cũng có chỉ định riêng. Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định thực hiện IVF tại Viện Mô phôi:
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương hai vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
🍄🍄🍄🍄TÌM HIỂU: Những điều cần nắm rõ khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
Nguyên nhân nào khiến ca điều trị IVF thất bại?
Mặc dù hiện nay, IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất. Thế nhưng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam đạt 50%. Chính vì vậy, IVF không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong muốn. Các cặp vợ chồng cần được tư vấn đầy đủ về phương pháp này trước khi thực hiện để chuẩn bị tâm lý tốt nhất khi bước vào điều trị. Vậy tại sao IVF thất bại?
Thành công của một ca IVF phụ thuộc vào sức khỏe sinh sản của bệnh nhân và phản ứng của họ đối với phác đồ được chỉ định. Những lý do phổ biến khiến IVF thất bại bao gồm:
- Tuổi tác
- Chất lượng phôi
- Sự tiếp nhận nội mạc tử cung
Tuổi của vợ và chồng
Tuổi tác là yếu tố dự báo IVF thành công
Tuổi tác của vợ và chồng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe sinh sản. Khả năng sinh sản bị suy giảm khi chúng ta già đi. Điều này xảy ra ở phụ nữ sớm hơn ở nam giới. Ở phụ nữ, tuổi tác ảnh hưởng đến cả dự trữ buồng trứng và chất lượng của trứng. Trong khi nam giới thường bị giảm số lượng tinh trùng tổng thể và các yếu tố chất lượng tinh dịch, như khả năng vận động, hình thái và mật độ. Dự trữ buồng trứng thấp là một trong những lý do dẫn đến việc chất lượng của noãn thấp trong chu kỳ IVF. Khi người vợ càng lớn tuổi, tỉ lệ bất thường ở phôi càng tăng cao.
Chất lượng phôi kém
Chất lượng phôi kém là một trong những vấn đề phổ biến nhất đối với thụ tinh ống nghiệm thất bại. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến chất lượng phôi thấp là do phôi phát triển chậm. Trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, chuyên viên phôi học sẽ quan sát và theo dõi các phôi trong 3 đến 5 ngày trước khi được chuyển vào tử cung của bệnh nhân. Phôi có sai sót sẽ không đạt được giai đoạn phát triển từ 6 đến 8 tế bào. Nếu trường hợp này xảy ra với tất cả các phôi, chu kỳ IVF có thể phải dừng lại.
Một lý do khác khiến phôi phát triển kém là sự thêm hoặc bớt của một số nhiễm sắc thể (thể dị bội). Thể dị bội phát sinh do bất thường trong quá trình phân chia tạo tinh trùng hoặc trứng hoặc đến từ cả hai. Phôi dị bội thường dẫn đến việc làm tổ không thành công.
Vấn đề thứ ba có thể xảy ra trong quá trình phát triển của phôi là sự dày lên của màng zona pellucida. Màng này đôi khi không thể phá vỡ và giải phóng phôi khi đã được chuyển vào tử cung. Điều này tạo ra một rào cản để phôi thai có thể làm tổ và bám vào thành tử cung.
Sự tiếp nhận của nội mạc tử cung với phôi
Làm tổ là giai đoạn phôi thai bám vào thành tử cung. Quá trình này giúp phôi thai tiếp tục phát triển, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi phát triển. Việc làm tổ thành công phụ thuộc vào sự phát triển liên tục của phôi và sự tương tác giữa phôi được chuyển và nội mạc tử cung. Trong một số trường hợp, vấn đề là do tử cung không thể tiếp nhận vì các bất thường giải phẫu, chẳng hạn như:
- Tắc nghẽn ống dẫn trứng
- U xơ
- Polyp nội mạc tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
Thành công của một chu kỳ điều trị IVF phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, nếu có xảy ra bất kì sự sai sót nào trong tất cả quá trình, ca điều trị có thể thất bại. Với các nguyên nhân trên, sẽ có những nguyên nhân thay đổi được, và khác nhau ở mỗi chu kỳ. Minh chứng là rất nhiều cặp vợ chồng thất bại ở chu kỳ này những lại thành công ở chu kỳ khác. Đừng quá áp lực mà hãy “chiến đấu” với tinh thần và sự chuẩn bị chu đáo nhất, và đừng quên là sớm nhất nhé.
Bài viết liên quan
Thủ tục hành chính trước khi chọc hút noãn
Khi điều trị IVF, chọc hút noãn là bước vô cùng quan trọng. Thuốc kích ...
Th12
Lịch tạm dừng cho thuốc kích thích buồng trứng ngày nào?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th12
Tiêm thuốc kích trứng có gây chậm kinh không?
Thuốc kích trứng là một dạng thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng ...
Th12
Loạn sản sụn xương là gì?
Giai đoạn đầu phát triển của thai nhi, phần lớn bộ xương của thai nhi ...
Th12
Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi
Thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều ...
Th12
Tại sao 25 tuổi chưa từng sinh con mà dự trữ buồng trứng cạn kiệt?
Một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong ...
Th12