Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như IUI, IVF, IVF/ICSI ngày càng nhiều gia đình lựa chọn. Kích thích buồng trứng là bước đầu tiên và rất quan trọng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn còn hoài nghi rằng: kích trứng có gây suy buồng trứng hay không? Vậy thời điểm nào là lý tưởng nhất để thực hiện tiêm kích trứng? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin sau nhé!
Ngày 02/08/2024: Hãy khuyên chồng đi khám hiếm muộn nếu có các dấu hiệu này
Ngày 01/08/2024: Hai em bé đáng yêu của mẹ Thảo – bố Kiên (Bắc Giang)!
Ngày 31/07/2024: AMH thấp có gặp khó khăn gì khi điều trị hiếm muộn không?
Ngày 31/07/2024: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham gia Genetic Counseling Talks
Ngày 01/08/2024: Trữ đông tinh trùng cho nam giới sau khi mắc quai bị
Tại sao cần kích thích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn?
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành. Sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Tại sao cần kích thích buồng trứng?
Bình thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có rất nhiều nang trứng đi vào tiến trình chiêu mộ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nang noãn trong buồng trứng phát triển phát triển vượt trội và rụng xuống. Các nang còn lại sẽ bị thoái hóa.
Khi giao hợp, noãn nếu gặp được tinh trùng sẽ hình thành phôi thai. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, khả năng một phôi làm tổ và phát triển tiếp tục chỉ khoảng 5% đến 20%. Tùy theo độ tuổi của người phụ nữ.
Đa số phụ nữ hiếm muộn đều gặp phải tình trạng rối loạn phóng noãn. Đây là hiện tượng noãn không được phóng ra khỏi nang trứng theo một chu kỳ nhất định, trứng rụng không đều đặn gây ra rối loạn kinh nguyệt, khó có thai.
Kích trứng chính là một trong những yếu tố chính quyết định tỷ lệ thành công của các ca IVF. Sử dụng thuốc kích trứng nhằm tăng khả năng thành công khi điều trị hiếm muộn. Với mục đích làm tăng nội tiết tố trong cơ thể để thu được nhiều nang noãntrưởng thành. Từ đó giúp tăng khả năng thu được nhiều phôi, tăng cơ hội thành công cho bệnh nhân.
Đối với phương pháp IUI, tiêm kích trứng nhằm mục đích tạo ra 2 – 3 nang noãn trưởng thành. Kích thích phóng noãn để tăng khả năng có thai.
📌📌📌📌Tìm Hiểu: Chửa trứng có nguy hiểm không?
Kích trứng trong bơm tinh trùng vào buồng tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm
Kích trứng là bước quan trọng trong IUI – Thụ tinh nhân tạo và IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm. Để gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công ngay từ khâu kích thích buồng trứng, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị theo kế hoạch bác sĩ đề ra.
Kích trứng trong IUI
Đối với thụ tinh nhân tạo, mục đích của tiêm kích trứng là tạo ra từ 1-2 nang noãn trưởng thành, đẩy nhanh quá trình phóng noãn để giúp tăng cơ hội có thai. IUI thích hợp để áp dụng trong những trường hợp như:
- Tinh trùng yếu;
- Bất thường về phóng tinh;
- Rối loạn phóng noãn;
- Mắc bệnh lý ở cổ tử cung;
- Vô sinh không rõ nguyên nhân;
- Lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ và vừa;…
Kích trứng trong IVF
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khá phức tạp, đòi hỏi các cặp đôi phải bỏ ra chi phí khá lớn để thực hiện. Vì vậy để gia tăng tỷ lệ thành công, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kích thích buồng trứng dạng tiêm. Các trường hợp dưới đây sẽ được chỉ định tiến hành IVF:
- Bất sản ống dẫn tinh;
- Tinh trùng yếu nặng;
- Người vợ đã lớn tuổi;
- Người vợ bị suy buồng trứng sớm;
- Người chồng không có tinh trùng;
- Buồng trứng giảm dự trữ;
- Tắc/ứ dịch hai vòi trứng
- Đã từng thực hiện bơm tinh trùng nhiều lần (3 lần trở lên) nhưng không đạt hiệu quả.
Kích trứng có gây suy buồng trứng hay không?
Chức năng hoạt động của buồng trứng
- AMH: xét nghiệm máu đánh giá dự trữ buồng trứng
- Số nang thứ cấp được được trên cả 2 buồng trứng vào những ngày đầu chu kỳ kinh
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12