Tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng của người phụ nữ. Tại đây, trứng đã được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thai nhi trong hơn 9 tháng. Nếu tử cung gặp những bất thường, quá trình làm tổ và phát triển của thai sẽ không thuận lợi. Vậy những bất thường thường gặp ở tử cung là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến những bất thường đó? Cách điều trị như thế nào?
1. Chức năng của tử cung
Tử cung là gì?
Tử cung còn gọi là dạ con, là một cơ quan trong hệ thống cơ quan sinh sản ở nữ giới, có hình dạng như quả lê lộn ngược. Bình thường tử cung dài khoảng 6-8cm, độ dày khoảng 2-3cm, chiều rộng khoảng 4-5cm. Tử cung không chỉ là nơi trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 40 tuần thai kỳ mà còn có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe phụ nữ.
Cấu tạo của tử cung
Tử cung được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
Đáy tử cung
Là phần trên cùng của tử cung, có hình dạng cong và khá rộng. Đáy tử cung có sừng ở hai bên, và là nơi vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Là phần chính của tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp cơ sẽ có vai trò khác nhau, trong đó, cơ đan chéo, có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong quá trình sinh con.
Bên trong lòng tử cung có một lớp màng nhầy được gọi là nội mạc tử cung. Độ dày của lớp nội mạc này sẽ thay đổi theo biến đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài cơ thể dưới hình thức hành kinh.
Eo cổ tử cung
Là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung nên khá hẹp.
Cổ tử cung
Là phần nằm thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn, giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh.
Cổ tử cung có cấu tạo gồm 3 phần là lỗ trong, lòng ống và lỗ ngoài. Trong đó:
- Lỗ trong: Là phần bên trong của cổ tử cung dẫn đến tử cung.
- Lòng ống: Ống có dạng hình trụ nối tử cung với âm đạo.
- Lỗ ngoài: Là phần thấp nhất của cổ tử cung, nối cổ tử cung với âm đạo.
Chức năng của tử cung
Là cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới, tử cung có chức năng tạo ra chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.
- Chu kỳ kinh nguyệt. Đến thời gian rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị tiếp nhận phôi thai. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ diễn ra chu kỳ kinh nguyệt.
- Mang thai: Trong trường hợp trứng thụ tinh thành công chúng sẽ di chuyển đến tử cung làm tổ trên lớp niêm mạc rồi phát triển thành phôi thai, cuối cùng là bào thai. Khi phôi thai phát triển thành bào thai, lớp niêm mạc sẽ thay đổi và hình thành lên nhau thai, giúp cung cấp dưỡng chất thiếu yếu và oxy từ máu của người mẹ sang thai nhi, đồng thời chuyển CO2 và các chất thải trong quá trình trao đổi chất của bé vào máu của mẹ để đưa ra ngoài. Ở cuối thai kỳ, các cơ mô mềm ở cổ tử cung trở nên mỏng dần và giãn rộng ra, đến khi cổ tử cung đã nở đủ rộng, chúng sẽ co bóp mạnh mẽ và lâu hơn cho đến khi em bé được đưa ra ngoài, đi qua âm đạo và chào đời.
2. Những bất thường thường gặp ở tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là căn bệnh lành tính nhưng cũng là khởi nguồn của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Và nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ buồng trứng hoạt động mạnh hoặc do bẩm sinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến, bạn sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô phát triển ngoài tử cung. Mô bên trong tử cung gọi là “Nội mạc tử cung”. Còn mô bên ngoài tử cung được gọi là “lạc nội mạc tử cung”. Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột, hoặc vị trí trước, sau và bên mặt tử cung.
Biến chứng chính của lạc nội mạc tử cung là suy giảm khả năng sinh sản. Khoảng một phần ba đến một nửa số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung gặp khó khăn khi mang thai.
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là khối u lành tính. Polyp phát triển từ mô đệm cổ tử cung và được che phủ bởi biểu mô. Polyp có chân hoặc không có chân, kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến vài cm. Và thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Người bệnh có polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể ra khí hư nhiều, rong huyết, ra máu sau giao hợp. Polyp tử cung thường lành tính, nhưng khoảng 1% các ca có chuyển dạng ác tính.
Polyp buồng tử cung
Polyp buồng tử cung hay còn được gọi là polyp nội mạc tử cung là bệnh hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Sự phát triển quá mức của các tuyến hay mô đệm nội mạc sẽ dẫn đến hình thành các cấu trúc polyp sa xuống lòng tử cung.
📌📌Có thể bạn chưa biết: Cách giảm ngứa cho mẹ bầu
Polyp nội mạc tử cung là những khối u lành tính nhưng theo thời gian, chúng có thể tăng kích thước và số lượng gây ra biến chứng cho sức khỏe như:
- Nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Gây thiếu máu mạn tính
- Nguy cơ tiến triển thành ung thư.
U xơ tử cung dưới niêm mạc
U xơ tử cung dưới niêm mạc là một trong những loại của u xơ tử cung. Khối u xơ nổi lên trong buồng tử cung và nhân xơ phát triển ngay phía dưới niêm mạc tử cung lớn dần về phía buồng tử cung. U xơ tử cung dưới niêm mạc có thể xuất hiện cuống polyp xơ, đôi khi mọc quanh buồng tử cung với xu hướng dần về phía âm đạo. Một số trường hợp u xơ tử cung dưới niêm mạc phát triển hướng về ổ bụng.
U xơ tử cung dưới niêm mạc là bệnh u xơ nguy hiểm, nếu bệnh nhân không phát hiện sớm và được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
Trên đây là những bất thường thường gặp ở tử cung. Bất kỳ bất thường nào ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân cản trở quá trình thụ thai. Thậm chí gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Chính vì vậy, các chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Hoặc khi mong con đủ lâu, nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt nhé!
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11