Tuổi phôi là một vấn đề được bệnh nhân quan tâm khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tuổi phôi sẽ được tính theo số ngày nuôi phôi trong môi trường nuôi cấy. Bệnh nhân có thể được chuyển phôi ngày 3, phôi ngày 5 hoặc phôi ngày 6. Phôi ngày 3 hay còn gọi là phôi phân chia. Vậy phôi ngày 5 là gì? Chuyển phôi ngày 5 có mang lại tỷ lệ làm tổ cao không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này.
🟣Ngày 07/07/2023: Trisomy 21 là gì?
🟣Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?
🟣Ngày 06/07/2023: Tại sao khi chuyển phôi cần nhịn tiểu?
🟣Ngày 04/07/2023: Trisomy 13 là gì?
1. Phôi ngày 5 là gì?
Khi tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn của người vợ sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử được nuôi cấy trong môi trường thích hợp sẽ phát triển thành phôi.
Người ta thường gọi tên phôi dựa trên số ngày được nuôi cấy. Phôi ngày 5 là phôi nuôi cấy đến ngày thứ 5 sau ngày thụ tinh.
Phôi ngày 5 tức là phôi đang ở giai đoạn phôi nang, tỉ lệ phôi có thể làm tổ ở buồng tử cung nếu chuyển trung bình là 40–70% cao hơn phôi ngày 2 & ngày 3.
Nuôi phôi dài ngày tức là nuôi phôi từ giai đoạn phôi phân chia (phôi ngày 2 và ngày 3) lên phôi giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5 và ngày 6).
Nuôi phôi dài ngày giúp chọn lọc phôi, tăng tỉ lệ đậu thai ở mỗi lần chuyển phôi.
Đặc điểm của phôi ngày 5
Dưới đây là những đặc điểm của phôi ngày 5:
- Phôi nang mở rộng, dịch nang lấp đầy thể tích của phôi.
- Các tế bào của phôi cũng bắt đầu biến đổi thành hai loại là nụ phôi và tế bào lá nuôi
- Nụ phôi là thành phần về sau phát triển thành thai nhi và nhau thai phát triển từ tế bào lá nuôi.
- Tiếp theo là hiện tượng phôi thoát màng.
Ưu điểm của phôi ngày 5
- Loại bỏ được một số phôi không có khả năng phát triển từ ngày 3 nhờ việc nuôi cấy thêm trong phòng thí nghiệm;
- Tỷ lệ thành công cao hơn do khả năng làm tổ của phôi ngày 5 cao hơn so với ngày 3 và giảm nguy cơ sảy thai;
- Giảm nguy cơ đa thai.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi phôi ngày 5
- Độ tuổi: chất lượng noãn cũng như chất lượng phôi bị tác động bởi tuổi tác của người mẹ. Tuổi mẹ càng cao, tỷ lệ phôi ngày 5 càng thấp.
- Số lượng và chất lượng phôi ngày 3. Điều này tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng phôi ngày 5. Nếu như bệnh nhân có nhiều phôi ngày 3 thì khả năng số lượng phôi lên được ngày 5 sẽ cao và ngược lại.
- Kinh nghiệm của chuyên viên phôi và chất lượng phòng Lab. Kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của một nhà phôi học là điều rất quan trọng trong việc nuôi cấy phôi, tiên lượng sự phát triển của phôi. Bên cạnh đó, phôi vô cùng nhạy cảm, chúng cần môi trường ổn định, đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm, khí, phòng sạch… đạt tiêu chuẩn để có điều kiện phát triển tốt nhất.
2. Chuyển phôi ngày 5 tỉ lệ thành công cao không?
Nhiều bạn lo lắng rằng việc nuôi phôi bên ngoài cơ thể thời gian lâu như vậy có ảnh hưởng xấu đến phôi không? Hiện tại, các môi trường nuôi phôi trong ống nghiệm đã mô phỏng gần như tương tự với cơ thể người mẹ.
Việc nuôi phôi trong ống nghiệm đến ngày 5 giúp theo dõi được nhiều phôi cùng lúc và chọn lại những phôi có tiềm năng phát triển. Do đó, việc này giúp giảm số lần chuyển những phôi ngày 3 thực sự không có tiềm năng.
Trung bình khoảng 50% phôi ngày 3 có thể phát triển đến ngày 5, vì vậy bạn đừng quá lo lắng khi mình có nhiều phôi ngày 3 nhưng nuôi đến ngày 5 số lượng phôi giảm đáng kể. Bù lại, những phôi phát triển được đến giai đoạn phôi ngày 5 đã chứng tỏ khả năng phát triển chắc chắn hơn so với khi phôi còn ở giai đoạn ngày 3.
Chuyển phôi ở ngày 5 có một số ưu điểm hơn so với phôi ngày 3 như:
- Tiềm năng làm tổ cao hơn (tỉ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5 dao động khoảng 60%)
- Giảm nguy cơ đa thai (thông thường bác sĩ sẽ tư vấn chỉ nên chuyển 1 phôi tốt ngày 5)
- Có thể thực hiện xét nghiệm di truyền để chọn lựa phôi tốt nhất.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu được phôi ngày 5 là gì. Xuất phát từ những ưu điểm vượt trội của phôi ngày 5 so với phôi ở giai đoạn phân chia, Viện Mô phôi luôn ưu tiên việc nuôi phôi dài ngày.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12