Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của thụ tinh trong ống nghiệm. Chuyển phôi là kỹ thuật không cần gây me và diễn ra khoảng 10-15 phút. Sau chuyển phôi khoảng 2 tuần, bệnh nhân sẽ biết kết quả chuyển phôi qua xét nghiệm beta hCG. Trước chuyển phôi, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Một trong số lưu ý quan trọng đó là cần nhịn tiểu trước khi chuyên phôi. Tại sao khi chuyển phôi cần nhịn tiểu?
❇️Ngày 22/02/2023: Chuyển phôi có đau không?
❇️Ngày 04/01/2023: Beta tăng chậm sau chuyển phôi
❇️Ngày 21/12/2022: Mất ngủ sau chuyển phôi nên làm gì?
❇️Ngày 19/04/2023: Nên chuyển một phôi hay nhiều phôi?
1. Quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian chuẩn bị niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
2. Tại sao khi chuyển phôi cần nhịn tiểu?
- Kỹ thuật chuyển phôi dùng catheter (ống dẫn) để đưa phôi tới vị trí phôi có khả năng làm tổ trong buồng tử cung dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Vì thế, khi nhịn tiểu sẽ thuận lợi đưa catheter vào chuyển phôi.
- Bàng quang là gương soi tử cung. Sóng siêu âm truyền qua tốt ở môi trường nước, vì vậy nếu bàng quang đầy nước tiểu sẽ giúp khảo sát toàn bộ tử cung. Ngược lại, bàng quang không có nước tiểu, sóng siêu âm sẽ bị cản lại bởi hơi trong quai ruột.
- Không quan sát rõ tử cung nguy cơ chuyển phôi vào không đúng vị trí thuận lợi, trường hợp xấu có thể gây thủng tử cung do không định hướng được vị trí catheter
- Bàng quang là dụng cụ cố định tử cung. Trường hợp tử cung ngã trước, bàng quang giúp điều chỉnh đáy và thân tử cung thẳng trục với cổ tử cung
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9