Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu là kỹ thuật thường quy tại Viện Mô phôi. Hằng năm, Viện đã thực hiện hàng trăm ca MESA cho bệnh nhân nam. Vậy kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA) là gì? Phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp nào? Phương pháp có ưu điểm và nhược điểm gì không?
❇️Ngày 26/06/2023: Những bất thường thường gặp ở tử cung
❇️Ngày 24/06/2023: Tử cung dị dạng là gì?
❇️Ngày 23/06/2023: Phương pháp bơm PRP là gì?
❇️Ngày 23/06/2023: Khám hiếm muộn nữ hết bao nhiêu tiền?
❇️Ngày 26/06/2023: Xuất tinh sớm có nguy hiểm không?
1. Kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA) là gì?
MESA là gì?
MESA là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh, đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh. Với kỹ thuật này, tinh hoàn sẽ được bộc lộ và qua đó, tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập thông qua kính hiển vi hoặc kính lúp. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.
🔥🔥🔥Đọc Ngay: Trường hợp nào cần làm xét nghiệm DNA tinh trùng?
Đối tượng áp dụng kỹ thuật
MESA thường được chỉ định trong các trường hợp không có tinh trùng ở tinh dịch do nguyên nhân tắc nghẽn và việc phẫu thuật sửa chữa đoạn tắc không khả thi.
Sau khi gây mê bệnh nhân, bác sĩ dùng dao rạch mở da bìu để bộc lộ mào tinh. Với dụng cụ vi phẫu, bác sĩ sẽ rạch mở một búi ống mào tinh, hút tinh trùng và khâu lại ống mào tinh.
Thời gian thực hiện: Kéo dài 1-2 giờ. Bệnh nhân có thể ra về sau 3-6 giờ hay ở lại bệnh viện qua một đêm. Hôm sau, bệnh nhân sinh hoạt bình thường.
2. Quy trình thực hiện kỹ thuật MESA
Chuẩn bị vi phẫu
- Chuẩn bị bệnh nhân như một bệnh nhân mổ thông thường.
- Chuẩn bị phòng mổ, dụng cụ trang thiết bị trên phòng mổ (Bộ dụng cụ vi phẫu, kính vi phẫu…)
- Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị trên phòng Lab IVF (dung môi bảo quản tinh trùng, kính hiển vi điện tử tìm tinh trùng hiện đang có trong Lab IVF).
Nhân sự: Bác sĩ phẫu thuật được đào tạo bài bản, bác sĩ gây mê, chuyên viên phôi học, nhân viên phụ dụng cụ, điều dưỡng chạy ngoài….)
Thao tác kỹ thuật
Tại phòng mổ:
- Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc mê toàn thân.
- Bệnh nhân được đặt tư thế & sát trùng bộ phận sinh dục.
- Rạch đường giữa bìu hoặc ngang bìu qua các lớp cân cơ bìu, bộc lộ mào tinh hoàn. Rạch cân bao trắng tinh hoàn bộc lộ cấu trúc mô mào tinh hoàn.
- Lắp kính và thao tác vi phẫu qua kính hiển vi để có hình ảnh rõ nét nhất sau khi đã bộc lộ được phần phẫu trường cần phẫu thuật. Phẫu tích, tách tìm và đánh dấu ống mào tinh to nhất giãn nhất. Lấy xylanh có lắp kim 25G và có sẵn môi trường dinh dưỡng cho tinh trùng. Chọc kim vào phần ống đã đánh dấu và cố định này hút lấy dịch chuyển đến phòng Lab.
Tại phòng Lab:
Nhân viên phòng Lab sẽ làm các thao soi và tìm xem có tinh trùng không, nếu có sẽ ủ lại để chuẩn bị cho việc bắt những con tinh trùng này làm ICSI
Nhân viên phòng Lab sẽ thông báo kết quả ngay sau khi tìm thấy và đánh giá tinh trùng có thể làm ICSI được. Từ đó bác sỹ quyết định kết thúc cuộc mổ hay vẫn tìm tiếp.
Tinh trùng đủ điều kiện sẽ bắt lại để làm ICSI hoặc lưu giữ lại lượng tinh trùng trên đem trữ lạnh phục vụ cho các lần ICSI sau.
Tiếp tục tại phòng mổ:
Phẫu thuật viên tiếp tục tiến hành tìm các cấu trúc ống sinh tinh giãn to ở một bên hoặc cả hai bên nếu trên phòng Lab thông báo chưa tìm được tinh trùng.
Kết thúc phẫu thuật MESA khi: Phòng Lab thông báo có đủ tinh trùng để sử dụng. Hoặc khi phẫu thuật viêm đã tìm rất kỹ các cấu trúc mô mào tinh hoàn mà không tìm được.
Theo dõi bệnh nhân sau chọc hút mào tinh tìm tinh trùng
- Theo dõi sau hồi tỉnh.
- Theo dõi tại bệnh phòng 4-24h các dấu hiệu sinh tồn, chảy máu, sưng nề bìu.
- Khi các dấu hiệu ổn cho bệnh nhân ra viện.
Kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA) là phương pháp khó và hiện nay ít được áp dụng. Tuy nhiên kỹ thuật MESA cũng vẫn được sử dụng để thay thế kỹ thuật PESA. Áp dụng trong các trường hợp khó hoặc trong các trường hợp muốn thăm dò đường dẫn tinh.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12