Vô sinh hiếm muộn không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hiện nay. Một tình trạng báo động khi ngày càng nhiều cặp vợ chồng kết hôn đã lâu mà không có thai. Mỗi ngày, Viện Mô phôi thăm khám cho hàng chục lượt bệnh nhân mới mỗi ngày. Điều đó để thấy chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ sinh sản. Chi phí khi thăm khám hiếm muộn cũng là một nỗi lo của nhiều cặp vợ chồng. Vậy khi nào cần đi khám hiếm muộn? Khám hiếm muộn nữ hết bao nhiêu tiền?
🌳Ngày 19/06/2023: Trường hợp nào cần làm xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng?
🌳Ngày 16/06/2023: Vai trò của Progesterone với khả năng sinh sản
🌳Ngày 15/06/2023: Vì sao bị tắc vòi trứng?
🌳Ngày 12/06/2023: Khi nào cần sinh thiết phôi?
1. Vô sinh là gì?
Vô sinh Vô sinh được định nghĩa là một bệnh bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vô sinh được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai. Đối với người vợ trên 35 tuổi chỉ còn 06 tháng.
Trong đó, 40% nguyên nhân từ người chồng, 40% từ người vơ, 10% do cả 2 và 10% không rõ nguyên nhân. Dù nguyên nhân do vợ hay chồng, thì bệnh nhân nên đi khám sớm khi đã mong con trên 1 năm mà chưa thụ thai. Việc thăm khám sớm sẽ giúp phát hiện sớm các nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
- Có vấn đề với vòi trứng: tắc vòi trứng, ứ dịch vòi trứng… Điều này gây cản trở cho quá trình di chuyển của tinh trùng và của phôi
- Bất thường phóng noãn. Đó là tình trạng xuất hiện kỳ kinh không phóng noãn.
- Những vấn đề bất thường về tử cung: cổ tử cung ngắn, polyp buồng tử cung, nhân xơ dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung…
- Vấn đề liên quan đến niêm mạc tử cung: tụ dịch vết mổ đẻ, niêm mạc tử cung mỏng…
- Dữ trữ buồng trứng cạn kiệt trước thời kỳ tiền mãn kinh
- Căng thẳng, stress trong thời gian dài…
- Rối loạn hệ thống miễn dịch…
Thời gian thăm khám ở nữ giới
Nữ giới có 2 mốc thăm khám:
- Ngày thứ 2 – 4 chu kì kinh: Thăm khám cơ quan sinh sản (buồng trứng, tử cung, vùng chậu…) qua siêu âm đầu dò âm đạo. Làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm nội tiết…
- Ngày bất kì trong chu kì kinh nguyệt: Thăm khám cơ quan sinh sản.
2. Các xét nghiệm thăm khám hiếm muộn ở nữ giới
Khai thác tiền sử bệnh lý
- Tiền sử thăm khám sản khoa;
- Các bệnh đã và đang mắc phải, hoặc những thủ thuật, phẫu thuật khách hàng đã từng làm;
- Những thuốc mà khách hàng đang sử dụng;
- Tần suất quan hệ vợ chồng trong tuần. Bạn đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ với bác sĩ nhé.
- Lịch sử sử dụng các biện pháp tránh thai mà vợ chồng áp dụng trước đó (dùng bao cao su, dùng thuốc tránh thai, cấy que, đặt vòng, thực hiện thủ thuật…);
- Khách hàng đã từng hoặc đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?
- Chu kỳ kinh nguyệt của khách hàng trong năm qua có đều không?…
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng sẽ bao gồm:
- Khám nội khoa, ngoại khoa;
- Khám phụ khoa và khám tuyến vú.
Với những thông tin khách hàng cung cấp bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành thêm các phương pháp chẩn đoán và các xét nghiệm cần thiết.
Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, sinh hóa máu.
- Các bệnh lý truyền nhiễm: HIV, HBV, HCV, giang mai, chức năng gan – thận
- Xét nghiệm nội tiết: AMH (đánh giá dự trữ buồng trứng), chức năng tuyến giáp;
- Khảo sát hoạt động buồng trứng bằng các xét nghiệm nội tiết khi cần thiết;
- Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng HPV, phết tế bào âm đạo;
- Một số xét nghiệm đặc biệt tuỳ vào từng trường hợp như: Cytomegalo virus, Antiphospholipid, xét nghiệm di truyền…
Chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm qua ngả âm đạo: Đây là phương pháp phổ biến trong thăm khám hiếm muộn. Bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm với một đầu dò thuôn, dài được đưa nhẹ nhàng vào âm đạo. Với việc sử dụng sóng âm tần cao cùng việc kết nối với hệ thống máy tính xử lý hình ảnh và thông tin, siêu âm qua ngả âm đạo cung cấp cho bác sĩ những tổn thương hoặc bệnh lý ở tử cung, buồng trứng…
- Chụp HSG: Đây là một kỹ thuật trong chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng trong chẩn đoán hiếm muộn. Phương pháp này sử dụng tia X để kiểm tra tình trạng của bệnh ở trong lòng tử cung và vòi trứng…
3. Khám hiếm muộn nữ hết bao nhiêu tiền?
Về mức chi phí khám, ở mỗi đơn vị sẽ mức phí khám khác nhau. Điều này có sự khác biệt rõ rệt giữa đơn vị, bệnh viện của Nhà nước và các cơ sở tư nhân. Chi phí khám ban đầu cho nữ sẽ dao động từ 5-10 triệu đồng.
Tại Viện Mô phôi, các chi phí khám bệnh vẫn giữ nguyên hơn 5 năm qua. Là bệnh viện trực thuộc Quân đội nên có chi phí ở mức thấp so với mặt bằng chung. Khoảng 2 triệu đồng là chi phí khám ban đầu cho nữ giới với các xét nghiệm cơ bản. Nếu trường hợp cần xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho từng trường hợp.
Viện Mô phôi được đông đảo bệnh nhân đánh giá là có chi phí hợp lý so với mặt bằng chung. Với kinh nghiệm khám và điều trị vô sinh hiếm muộn hơn 20 năm, Viện Mô phôi tự hào là đơn vị uy tín, tin cậy cho các gia đình mong con, biến “khát vọng ầu ơ” thành hiện thực.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10
Phụ nữ thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Béo phì đang trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho hệ thống y ...
Th9
Chi phí trữ đông trứng tại Viện như thế nào?
Hiện nay xu hướng trữ đông trứng chủ động ngày càng được nhiều phụ nữ ...
Th9
Phụ nữ mắc PCOS có thể có thai bằng phương pháp nào?
Hội chứng PCOS hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9