Dính buồng tử cung là một trong những vấn đề nguy hiểm đến khả năng sinh sản cua phụ nữ. Dính buồng tử cung sẽ gây cản trở quá trình làm tổ và phát triển của phôi thai. Đặc biệt là chị em đã từng can thiệp vào buồng tử cung nguy cơ dính buồng sẽ cao hơn. Vậy điều trị dính buồng tử cung như thế nào?
⏳Ngày 10/11/2023: Liệu có thể mang thai sau khi bị thai sinh hoá không?
⏳Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
⏳Ngày 07/08/2023: Ý nghĩa của chỉ số AMH
⏳Ngày 12/08/2023: Khi nào cần áp lạnh viêm lộ tuyến cổ tử cung?
⏳Ngày 08/08/2023: Bệnh Hemophilia do nguyên nhân gì?
⏳Ngày 07/08/2023: Chọc hút noãn có đau không?
Dính buồng tử cung có những loại nào?
Tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, thực hiện chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tử cung có cấu tạo gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Trong đó, lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp, lớp nằm phía trên là lớp chức năng, lớp nằm phía dưới là lớp đáy. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bong ra và bị thải ra ngoài gọi là hiện tượng hành kinh, còn lớp đáy sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo lại lớp nội mạc chức năng sau mỗi khi hành kinh.
Phân loại dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung chia làm hai dạng:
- Dính buồng tử cung hoàn toàn. Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau dính hoàn toàn vào nhau. Đây chính là nguyên nhân gây vô kinh và vô sinh thứ phát ở phụ nữ.
- Dính buồng tử cung một phần. Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau chỉ dính vào nhau một phần, chị em vẫn có chu kỳ kinh nguyệt với số ngày hành kinh và lượng máu kinh giảm. Trường hợp này chị em vẫn có thể mang thai, nhưng dễ bị sảy thai và hạn chế trong sự phát triển thai.
Nếu bị dính một phần buồng tử cung, chị em vẫn có kinh nguyệt. Nhưng sẽ giảm số ngày hành kinh và lượng máu kinh. Nếu bị toàn bộ, chị em sẽ bị tắt kinh hẳn vì không có nội mạc bong ra gây chảy máu.
Nguyên nhân gây dính buồng tử cung là gì?
- Nạo hút thai, phá thai là nguyên nhân chính gây dính tử cung. Thống kê cho thấy, khoảng 90% trường hợp gặp phải tình trạng này là do can thiệp nạo hút lấy thai.
- Phẫu thuật ở buồng tử cung như cắt u xơ tử cung dưới niêm mạc, hoặc cắt polyp buồng…
- Tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung kéo dài, không được điều trị kịp thời và dứt điểm…
Điều trị dính buồng tử cung như thế nào?
Cách chẩn đoán dính buồng tử cung
Khám phụ khoa thường quy hầu như không phát hiện được hội chứng dính buồng tử cung. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ Sản Phụ khoa sẽ thăm hỏi triệu chứng bệnh lý và tiền sử bệnh hoặc thủ thuật nếu có. Tiếp đến, để phân biệt với các tình huống bệnh phụ khoa khác, bác sĩ có thể chỉ định chị em tham gia một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Siêu âm 2D tử cung – phần phụ
- Siêu âm bơm nước buồng tử cung
- Siêu âm 3D dựng hình buồng tử cung
- Chụp X- quang tử cung vòi trứng có sử dụng thuốc cản quang.
Điều trị dính buồng tử cung
Cách điều trị dính buồng tử cung hiệu quả nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi tách dính. Phần bị dính sẽ được tách ra để tái tạo lại buồng tử cung. Tuy đây là phương pháp hiệu quả nhất nhưng khả năng tái dính vẫn lên đến 20%.
Sau khi nội soi tách dính, người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc chống viêm, chống nhiễm trùng. Một số loại thuốc kích thích tái tạo lớp niêm mạc tử cung cũng được bác sĩ chỉ định. Những phụ nữ bị dính buồng tử cung do viêm nhiễm hay lao tiết niệu sinh dục, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khỏi bệnh trước rồi mới nội soi tách tử cung.
Sau điều trị, những phụ nữ muốn mang thai cần lên kế hoạch có thai càng sớm càng tốt. Vì nếu để lâu, buồng tử cung có thể dính lại gây khó có thai.
Chăm sóc sau phẫu thuật:
- Sau nội soi tách dính buồng tử cung, cần theo dõi toàn thân, mạch, huyết áp, lượng máu chảy ra từ âm đạo khi kết thúc phẫu thuật khoảng vài giờ.
- Bệnh nhân có thể vận động đi lại trong 6 – 12 giờ sau phẫu thuật.
- Khoảng 12 – 24 giờ sau tiến hành thủ thuật người bệnh mới nên ăn uống.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11