Một thực tế đáng báo động hiện nay là tỷ lệ vô sinh đang ngày càng tăng. Vô sinh được xem là căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau ung thư và tim mạch. Vô sinh do nam giới chiếm 40%, nữ giới 40%, 10% do 2 vợ chồng, 10% chưa rõ nguyên nhân. Như vậy tỷ lệ vô sinh giữa nam và và nữ là ngang nhau. Vậy khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn? Nam giới cần lưu ý gì trước khi đi khám hiếm muộn?
🍀Ngày 07/08/2023: Chọc hút noãn có đau không?
🍀Ngày 04/08/2023: Teo tinh hoàn có gây vô sinh không?
🍀Ngày 03/08/2023: Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng là gì?
🍀Ngày 04/08/2023: Sau chuyển phôi mấy ngày nên thụ thai?
🍀Ngày 05/08/2023: Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không?
1. Vô sinh là gì?
Vô sinh được định nghĩa là khi hai vợ chồng giao hợp bình thường trong vòng 1 năm mà không sử dụng biện pháp tránh thai, người vợ trên 35 tuổi là 6 tháng mà chưa thụ thai tự nhiên.
Nguyên nhân vô sinh từ nam giới chiếm 40%, nữ giới 40%, 10% do cả hai vợ chồng và 10% chưa rõ nguyên nhân. Chính vì vậy việc thăm khám vô sinh hiếm muộn là trách nhiệm của cả hai vợ chồng.
Vô sinh có mấy loại?
Vô sinh có hai loại: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát.
- Vô sinh nguyên phát là vợ chồng chung sống với nhau trong 1 năm chưa có thai lần nào. Quan hệ tình dục đều đặn 2 – 3 lần trong 1 tuần và không hề sử dụng biện pháp tránh thai. Vô sinh nguyên phát phổ biến hơn vô sinh thứ phát với tỷ lệ 70 % các trường hợp vô sinh.
- Vô sinh thứ phát là gì? Là tình trạng không có khả năng thụ thai ở những cặp vợ chồng từng có con. Vô sinh thứ phát có thể liên quan đến các vấn đề sinh sản ở nam, nữ, do cả hai hoặc không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân dẫn tới vô sinh hiếm muộn là gì?
Một số nguyên nhân từ nữ giới:
- Bệnh viêm nhiễm ở vùng chậu. Vùng chậu bị viêm do vi khuẩn như lậu, chlamydia…
- Bệnh buồng trứng đa nang. Hiện tượng buồng trứng có nhiều nang nhỏ, xảy ra tình trạng kinh thưa (vài tháng mới có kinh 1 lần) hay rối loạn phóng noãn. Đây là một trong các nguyên nhân gây vô sinh.
- Viêm tắc ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng bị viêm để lại sẹo, làm ống dẫn trứng bị chít hẹp hay tắc nghẽn, ngăn cản sự di chuyển gặp gỡ của trứng và tinh trùng, gây vô sinh. Một trong các nguyên nhân khiến nữ giới bị tắc ống dẫn trứng là vì không vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi tới chu kỳ, âm đạo đang trong trạng thái mở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại thâm nhập, gây viêm nhiễm khi không được vệ sinh đúng cách. Tình trạng viêm nhiễm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung nếu trì hoãn chữa trị sẽ ngược dòng lên vòi trứng, gây tắc nghẽn ống dẫn trứng.
- Chất lượng trứng kém: Trứng không thể tạo thành hợp tử với tinh trùng.
- Các bệnh lý tử cung: U xơ tử cung, polyp tử cung…
- Các bệnh lý khác như gout, béo phì, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến giáp…
Một số nguyên nhân từ nam giới:
Nguyên nhân vô sinh nam có thể là do số lượng tinh trùng ít, tinh trùng bị dị dạng nhiều. Hoặc có thể là do tỷ lệ tinh trùng di động thấp hay không có tinh trùng. Những nguyên nhân làm tinh trùng kém hay tinh trùng có số lượng ít gồm:
- Những bất thường ở tinh hoàn. Như viêm tinh hoàn, viêm ống sinh tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh hay sự bất thường về hormone sinh dục nam…
- Hậu quả của những bệnh lây lan qua đường tình dục dẫn tới viêm ống dẫn tinh. Từ đó gây tắc hẹp đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh hoàn.
- Các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu; viêm mào tinh hoàn do biến chứng quai bị; lao mào tinh hoàn; giãn tĩnh mạch tinh làm tinh trùng bị dị dạng hay có cấu trúc bất thường tại đầu – thân – đuôi; mắc bệnh đái tháo đường; bệnh huyết áp cao; bệnh liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục.
- Ảnh hưởng của các tia phóng xạ.
- Nghiện rượu, thuốc lá… có khả năng gây ra đột biến ở tinh trùng.
- Tâm lý căng thẳng kéo dài, vợ chồng đang có mâu thuẫn dồn nén, khó thể nói ra… cũng có khả năng dẫn tới tình trạng vô sinh ở nam giới.
2. Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
Vô sinh nam là gì?
Vô sinh ở nam giới là căn bệnh được hiểu đơn giản là nó khiến người đàn ông không có khả năng sinh con tự nhiên. Vô sinh nam chiếm khoảng 20% các cặp vợ chồng vô sinh. Thăm dò các nguyên nhân vô sinh ở nam giới cũng rất hạn chế, xét nghiệm tinh dịch đồ gần như là thăm dò duy nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.
Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
Khi xất tinh có các dấu hiệu sau:
- Tinh trùng đông đặc hoặc vón cục.
- Tinh trùng loãng, trong chứ không đục.
- Tinh trùng có màu sắc bất thường (hồng, kèm máu khi xuất tinh).
- Sau khi xuất tinh 30 giây mà tinh trùng không đổi màu, vẫn đặc và vón cục.
- Tinh trùng xuất ra quá ít hoặc không có.
Bộ phận cơ quan sinh dục có những dấu hiệu sau:
- Tinh hoàn đau nhức, có u cục, bị xoăn hoặc sưng to, tinh hoàn nhỏ
- Bìu sưng tấy, phồng, tấy đỏ hoặc xoắn
- Quy đầu sưng đỏ, tấy, có mụn mù, lở loét.
Những dấu hiệu trên kết hợp với thời gian mong con của hai vợ chồng, nam giới nên đi khám sớm để được tư vấn càng sớm càng tốt.
Nam giới cần lưu ý gì trước khi khám hiếm muộn?
- Trước khi thăm khám hiếm muộn về chức năng sinh sản nam giới cần kiêng xuất tinh đủ từ 3-5 ngày.
-
Tránh sử dụng rượu, bia và chất kích thích trước khi lấy mẫu
- Không xét nghiệm tinh dịch đồ khi đang sử dung thuốc kháng sinh
- Không xét nghiệm tinh dịch đồ khi đang bị ốm, cảm cúm, viêm nhiễm…
Trên đây là những thông tin khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn. Việc thăm khám hiếm muộn nên được thực hiện càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu và đủ thời gian mong con. Thăm khám sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cặp vợ chồng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian mong con.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10