Béo phì đang trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho hệ thống y tế. Béo phì được xem là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm. Vô sinh ở nữ giới hiện nay đang ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới, trong đó có béo phì. Tại sao béo phì gây vô sinh ở nữ giới? Dưới đây là một số chia sẻ của Viện Mô phôi về mối quan hệ giữa khả năng sinh sản của nữ giới với tình trạng thừa cân.
⏳Ngày 17/01/2024: Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi chuyển phôi tại Viện Mô phôi.
⏳Ngày 19/09/2023: Vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung.
⏳Ngày 22/05/2023: Bị phù chân khi mang thai cần làm gì?
⏳Ngày 17/05/2023: Những thói quen gây vô sinh ở nữ giới
⏳Ngày 01/08/2023: Có nên chuyển nhiều phôi để sinh đa thai hay không?
⏳Ngày 24/03/2023: Vô sinh nguyên phát là gì?
⏳Ngày 19/09/2023: Bệnh mù màu là gì?
Tại sao béo phì gây vô sinh ở nữ giới?
Béo phì ở nữ giới
Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ quá mức ở 1 bộ phận hoặc toàn thân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tổ chức Y tế thế giới dùng chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index – BMI) để xác định tình trạng cân nặng của con người. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao:
BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao)
Vì vậy, để xem xét cơ thể nữ giới (từ 20 tuổi trở lên) có bị béo phì hay không bạn có thể dựa vào chỉ số cân nặng như sau:
- BMI < 16: Gầy độ III
- 16 ≤ BMI < 17: Gầy độ II
- 17 ≤ BMI < 18.5: Gầy độ I
- 18.5 ≤ BMI < 25: Bình thường
- 25 ≤ BMI < 30: Thừa cân
- 30 ≤ BMI < 35: Béo phì độ I
- 35 ≤ BMI < 40: Béo phì độ II
- BMI > 40: Béo phì độ III.
Mối liên hệ giữa béo phì và khả năng có thai
Cũng giống như buồng trứng, các tế bào mỡ sản sinh ra estrogen. Càng nhiều mỡ, lượng estrogen sản sinh càng nhiều. Khi lượng estrogen cao, cơ thể sẽ không thường xuyên, hoặc không rụng trứng, thậm chí là không có kinh nguyệt hàng tháng. Theo số liệu thống kê, số lượng phụ nữ béo phì gặp các vấn đề về rụng trứng cao gấp 3 lần so với phụ nữ bình thường.
Quá cân và mỡ bụng làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề bất thường về kinh nguyệt. Chỉ số BMI càng cao, nguy cơ này càng gia tăng. Ngoài ra, phụ nữ thừa cân có tỷ lệ mang thai thấp hơn khi thử thụ thai tự nhiên hoặc áp dụng các phương pháp điều trị sinh sản.
Tại sao béo phì gây vô sinh ở nữ giới?
Theo thống kê cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 40, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể vượt quá 10-15% thông thường thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Dưới đây là một số ảnh hưởng của béo phi đến khả năng sinh sản ở nữa giới:
Gây rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng
Thừa cân gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố từ đó ảnh hưởng đến sản xuất hormon và quá trình rụng trứng. Tình trạng BMI gia tăng còn khiến các tế bào mỡ sản xuất hormon có thể phá vỡ hệ thống của cơ thể, dẫn đến kháng insulin, viêm, tăng huyết áp, nguy cơ tim mạch và một số vấn đề phát triển tế bào trứng.
Bên cạnh đó, estrogen ngoài được tiết ra trong buồng trứng còn được sản xuất trong các tế bào mỡ. Nếu việc dư thừa estrogen kéo dài gây ra những bất thường khiến chu kỳ kinh không đều và việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
Suy giảm chất lượng noãn
Béo phì gây ra tình trạng ngộ độc lipid (lipotoxicity) làm tổn thương lưới nội chất và ty thể, gây chết tự nhiên (apotosis) cho tế bào noãn.
Giảm tỷ lệ thụ thai
Do chất lượng noãn kém và tình trạng viêm mạn tính gây ra bởi sự gia tăng các acid béo tự do. Từ đó làm giảm khả năng tiếp nhận phôi của niêm mạc tử cung.
Suy giảm ham muốn tình dục
Với những người có trọng lượng cơ thể quá khổ khiến cho vòng bụng to ra, có thể gây ngăn chặn sự xâm nhập và làm giảm ma sát khi quan hệ. Cơ thể nặng nề khiến nữ giới trở nên thụ động, không dễ dàng thay đổi nhiều tư thế. Do đó, cảm giác “lên đỉnh” trong các cuộc yêu rất khó đạt được. Lâu ngày còn dẫn đến tình trạng lãnh đạm trong chuyện chăn gối.
Tăng các biến cố thai kỳ
Béo phì còn đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tỷ lệ sảy thai của thai phụ béo phì cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân đầu tiên là do trứng của những trường hợp này bị ảnh hưởng nên có chất lượng kém. Thứ hai do béo phì gây ra những bất thường ở nội mạc tử cung và thay đổi nội tiết tố khiến phôi thai phát triển không ổn định.
Giải pháp dành cho phụ nữ béo phì
Giảm trọng lượng để tăng khả năng sinh sản là điều cần thiết nhất. Béo phì có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Vì vậy việc điều chỉnh lối sống là vô cùng quan trọng. Giảm cân 7% trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải trong 60 phút ít nhất 5 ngày mỗi tuần (trung bình) và chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh được khuyến khích để cải thiện khả năng sinh sản.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối:
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có quyết định quan trọng đến chỉ số cân nặng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng béo phì đầu tiên phải xây dựng được chế độ ăn uống khoa học. Nên ăn các thực phẩm giúp kiểm soát tăng cân (rau củ quả nhiều vitamin, chất xơ, Ăn nhiều thực phẩm chứa protein…). Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây béo phì: đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…
Tập thể dục, thể thao hàng ngày
Tăng cường vận động là cách giúp kiểm soát tình trạng béo phì ở nữ giới. Từ đó phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý rất hiệu quả. Vì vậy, mỗi ngày nên tập luyện ít nhất 30 phút để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể luyện tập các bài tập giúp kiểm soát cân nặng tốt như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập tạ, yoga, bơi lội,… Trường hợp bạn không có thời gian để luyện tập hàng ngày thì ít nhất nên dành 2 buổi cuối tuần để thực hiện.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12