Tử cung có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Niêm mạc tử cung cũng có vai trò quan trọng không kém. Niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung. Được ví như là “mảnh đất màu mỡ” để trứng sau khi thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Viện Mô phôi sẽ cung cấp những thông tin về vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung.
🍀Ngày 22/04/2023: Niêm mạc tử cung mỏng có thể chuyển phôi không?
🍀Ngày 23/08/2023: U xơ tử cung có gây vô sinh không?
🍀Ngày 26/06/2023: Những bất thường thường gặp ở tử cung là gì?
🍀Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?
🍀Ngày 30/08/2023: Tử cung nhi hoá là gì?
🍀Ngày 21/06/2023: Viêm niêm mạc tử cung là gì?
1. Cấu tạo của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?
Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
- Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
- Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.
2. Vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung
3. Niêm mạc tử cung như thế nào sẽ dễ có thai?
Xuất phát từ vai trò quan trọng trong thai kỳ, NMTC phải đạt được những yêu cầu để tạo cơ hội làm tổ cho phôi thai phát triển.
NMTC là lớp trong cùng của tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc sẽ có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Để đủ khả năng làm tổ và phát triển thuận lợi cho thai nhi, NMTC cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về độ dày: độ dày niêm mạc dễ có thai nhất trong khoảng từ 8-12mm. Dưới 8mm được coi là niêm mạc mỏng và khó đậu thai và trên 14mm rất khó đậu thai.
- Về mặt hình thái: niêm mạc tử cung hình 3 lá (hoặc hình hạt cà phê) trên siêu âm thì tỷ lệ có thai là cao nhất. Vì vậy, niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều gây bất lợi cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Trên đây là thông tin về vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9