Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay được đánh giá là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất. Năm 2001, ca IVF thành công đầu tiên tại Viện Mô phôi là ca bệnh của gia đình quân nhân. Từ đó đến nay, Viện đã điều trị thành công cho hàng trăm gia đình quân nhân mỗi năm. Quân nhân thường công tác xa nhà nên điều kiện thăm khám có phần hạn chế hơn. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của các cơ quan đơn vị, nhiều gia đình đã được tạo điều kiện thuận lợi để thăm khám. Đầu xuân Giáp Thìn, Viện Mô phôi nhận được rất nhiều tin vui từ các gia đình. Trong đó có tin vui đầu năm từ đồng đội mong con đã hai năm.
🔥Ngày 15/02/2024: Viện Mô phôi hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ Tết
🔥Ngày 05/02/2024: Hai bố mẹ mang gene SMA sinh con khoẻ mạnh!
🔥Ngày 02/02/2024: Nguyên tắc điều trị lạc nội mạc tử cung trong hiếm muộn là gì?
🔥Ngày 01/02/2024: Trường hợp chồng vi mất đoạn AZFc d điều trị thành công tại Viện Mô phôi!
🔥Ngày 26/01/2024: Vì sao kinh nguyệt ra ít?
🔥Ngày 24/01/2024: Các dịch vụ và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Viện Mô phôi.
🔥Ngày 01/02/2024: Ý nghĩa của kỹ thuật phân tích di truyền tiền làm tổ
Hiếm muộn đã vất vả, nhưng đối với quân nhân, điều đó càng nhân lên bội lần
Hơn 22 năm tiến hành điều trị cho bệnh nhân hiếm muộn, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp là quân nhân đến khám hiếm muộn. Có người chỉ vợ hoặc chồng nhưng cũng có người là hai vợ chồng phục vụ trong quân ngũ. Mỗi người có một hoàn cảnh, công việc khác nhau nhưng đều có chung một mong ước là có một thiên thần nhỏ để hạnh phúc được vẹn tròn. Có những người công tác xa, mỗi năm về nhà 1, 2 lần. Thời gian dành cho gia đình không có nhiều và thời gian vợ chồng dành cho nhau càng ít hơn. Có người 3 năm, 5 năm nhưng cũng có người mất 10, 15 năm hạnh phúc mới gõ cửa.
Trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân, có trường hợp của vợ chồng đồng chí H. Đồng chí H chia sẻ: “ Vợ chồng em mong con đã hai năm nhưng thấy nó dài vô cùng. Vì khi kết hôn xong chỉ nghĩ là chồng công tác xa, vợ ở nhà sinh con và chắm sóc con cái. Thế nhưng trớ trêu thay khi đi khám mới biết mình khó có con tự nhiên. Nhiều lúc, đi ngoài đường nhìn mọi người bế con trên tay, vợ tôi toàn lén lau nước mắt”.
Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn là chủ trương đúng đắn, đầy tính nhân văn
“Chính sách hậu phương quân đội là hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là những trường hợp hiếm muộn, vô sinh. Bởi đây là vấn đề nhạy cảm, cần phải được quan tâm, động viên, giúp đỡ kịp thời. Để bộ đội yên tâm công tác, tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Mỗi trường hợp vô sinh, hiếm muộn là một nỗi niềm, không ai giống ai. Nhưng họ đều có điểm chung là mong có được đứa con. Sự hỗ trợ kịp thời của Quân uỷ Trung Ương đã đem đến cho họ hy vọng mới trong hành trình chữa trị vô sinh vốn nhiều khó khăn.
“Vợ cháu có bầu rồi chú ạ. Cháu mừng quá”, “Vợ em sinh rồi, anh ơi!”… Mỗi lần nhận được điện thoại báo tin như thế chúng tôi mừng và hạnh phúc. Niềm vui giống như thể người thân của mình có tin vui vậy. Những chia sẻ ấy cũng chính là những cung bậc cảm xúc đẹp được trải qua khi chúng tôi đồng hành cùng các quân nhân hiếm muộn trong nhiều năm qua”. – Đại tá. PGS.TS.BS Trịnh Thế Sơn – Giám đốc Viện chia sẻ!
Tin vui đầu năm từ đồng đội!
Sau thòi gian mong con, vợ chồng đồng chí H. (Tuyên Quang) được đơn vị tạo điều kiện đi thăm khám hiếm muộn. Tại Viện Mô phôi, đồng chí H. được chẩn đoán tinh trùng yếu, vợ có polyp buồng tử cung cần phải được xử lý trước khi chuyển phôi.
Sau đó, chị A. đã được bác sĩ chỉ định mổ nội soi polyp. Polyp buồng tử cung là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh, hiếm muộn hiện nay. Khi các mô sưng to trong lòng tử cung sẽ ngăn cản quá trình dịch chuyển của tinh trùng và sự làm tổ của phôi.
Sau khi thực hiện mổ nội soi polyp, BSCKII.BSNT Nguyễn Ngọc Nhất đã chỉ định chị A. thực hiện siêu âm bơm nước buồng tử cung để chẩn đoán lại lần nữa sau khi mổ. Hiện nay, siêu âm bơm nước buồng tử cung là phương pháp cho phép đánh giá vị trí, số lượng, kích thước polyp với độ nhạy cao và an toàn để chẩn đoán xác định.
Trong quá trình điều trị, vợ chồng đồng chí H. tạo được 5 phôi ngày 5 khoẻ mạnh. Bệnh nhân được chỉ định đông phôi toàn bộ. Sau khi siêu âm bơm nước, niêm mạc bệnh nhân không có polyp mọc lại. Sau nhiều cân nhắc, bác sĩ chỉ định cho chị A. chuyển 1 phôi ngày 5.
Và thật may mắn, kết quả beta hCG ngày 14 sau chuyển phôi của chị A. đạt 1189.98! Một ca bệnh điều trị khá thuận lợi và thành công từ lần chuyển phôi đầu tiên tại Viện. Chúc mẹ con chị A. có thai kỳ khoẻ mạnh và đủ may mắn, cán đích thành công!!
*Vì lý do cá nhân, tên của nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11