Vô tinh là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh ở nam giới. Hiện nay, tỷ lệ nam giới vô tinh ngày càng tăng tại Viện Mô phôi. Nhiều trường hợp xuất tinh bình thường nhưng khi đến khám không có tinh trùng. Điều này đã khiến cho nhiều nam giới cảm thấy “sốc” về khả năng sinh sản của mình. Và việc điều trị cho bệnh nhân vô tinh tại Viện Mô phôi cũng sẽ tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh.
❇️Ngày 31/01/2024: Bệnh nhân Thalassemia điều trị thành công ở tuổi 36
❇️Ngày 31/01/2024: Tại sao béo phì gây vô sinh ở nữ giới?
❇️Ngày 12/01/2024: Cơ hội khi chuyển phôi khảm như thế nào?
❇️Ngày 11/01/2024: Tại sao cần kích thích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn?
❇️Ngày 10/01/2024: Nguyên nhân nào khiến tinh trùng di động kém?
❇️Ngày 10/01/2024: 8 năm hiếm muộn vì tắc vòi trứng
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vô tinh ở nam giới?
Vô tinh (Azoospermia) là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần.
Vô tinh được chia làm 2 loại: vô tinh do tắc và vô tinh không do tắc.
Vô tinh không do tắc là gì?
Vô tinh không do tắc là tình trạng quá trình sinh tinh gặp tổn thương hoặc đình trệ. Bệnh nhân bị tình trạng này thường do bất thường di truyền, suy sinh dục…
Nguyên nhân gây vô tinh không do tắc là gì?
- Các vấn đề liên quan đến vùng dưới đồi – tuyến yên. Khi bệnh lý xảy ra ở vùng này, có thể gây ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nó có thể làm suy giảm sự phát triển và chức năng của tinh hoàn. Từ đó giảm sản xuất tinh trùng.
- Một số bệnh di truyền, bao gồm các hội chứng bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (như Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan,…) hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động,…) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng không có tinh trùng.
- Vô tinh do nguyên nhân bắt nguồn từ tinh hoàn: không có tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn, teo tinh hoàn sau khi bị quai bị,…
Vô tinh do tắc là gì?
Vô tinh do tắc là quá sinh tinh bình thường, thể tích tinh hoàn và FSH thường nằm trong giới hạn bình thường.
Nguyên nhân đối với vô tinh do tắc
- Vô tinh do tắc có thể do bẩm sinh (không có ống dẫn tinh…)
- Hay do mắc phải (do viêm nhiễm hay chấn thương gây ra) khiến bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh
- Cũng như trường hợp thắt ống dẫn tinh để triệt sản, muốn có con trở lại.
Điều trị cho bệnh nhân vô tinh tại Viện Mô phôi
Xuất phát từ nguyên nhân, phương pháp điều trị cho mỗi nhóm vô tinh sẽ khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cụ thể trên từng tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị nội khoa
Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrozole và letrozole.
Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định
Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
- Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
- Ống dẫn tinh bị tắc
- Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:
- Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
- Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)
Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.
Bài viết liên quan
Hội chứng siêu nữ 47XXX
Người bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 23 cặp, trong đó có 22 ...
Th11
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11