Chọc hút trứng là giai đoạn rất quan trọng trong điều trị IVF. Sau thời gian kích trứng, bệnh nhân sẽ được hẹn ngày chọc hút trứng để tạo phôi. Thường bệnh nhân sẽ tiến hành tiêm kích trứng từ 10-12 ngày tuỳ trường hợp. Đây là một kỹ thuật xâm lấn, vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ quy định trước khi chọc trứng. Tại sao bệnh nhân cần nhịn ăn 6-8 giờ trước khi chọc trứng? Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em hiểu được lý do và lưu ý tuân thủ.
❌Ngày 10/04/2024: Kích thước nang noãn bao nhiêu thì tiến hành chọc trứng?
❌Ngày 03/04/2024: Nguy cơ khi chuyển phôi khảm là gì?
❌Ngày 02/04/2024: Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh là gì?
❌Ngày 22/03/2024: Ảnh hưởng của ứ dịch vòi trứng đến khả năng sinh sản như thế nào?
❌Ngày 12/09/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn
❌Ngày 20/03/2024: Tác động của di truyền gây vô sinh ở nữ giới biểu hiện như thế nào?
Khi nào bệnh nhân được chọc hút trứng?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết, có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Chọc hút trứng được tiến hành khi nào?
Tại sao bệnh nhân cần nhịn ăn 6-8 giờ trước khi chọc trứng?
Tại sao trước khi chọc trứng cần khám tiền mê?
Chọc hút trứng là thủ thật xâm lấn có gây mê tĩnh mạch. Khi khám tiền mê, các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và chuẩn bị phương pháp điều trị phù hợp, tạo cơ hội tốt nhất để mang lại niềm hy vọng cho cặp vợ chồng mong muốn có con.
Khám tiền mê nhằm mục đích:
- Đánh giá tình trạng người bệnh trước khi phẫu thuật
- Tình trạng bệnh lý kèm theo, phương án khảo sát và điều trị trước – trong – sau mổ
- Thống nhất với phẫu thuật viên thời điểm và phương pháp điều trị tối ưu và xác định nguy cơ phẫu thuật
- Chọn phương án gây tê, gây mê phù hợp
- Tiên lượng những khó khăn có thể gặp trong gây mê – phẫu thuật
- Tiên lượng khả năng chịu đựng của bệnh nhân và khả năng phục hồi
- Chuẩn bị những phương án xử lý nếu có bất thường xảy ra.
- Giải thích rõ ràng với bệnh nhân và/hoặc người nhà bệnh nhân và chuẩn bị về mặt tâm lý.
Tại sao bệnh nhân cần nhịn ăn, nhịn uống?
Chọc hút trứng là một kỹ thuật xâm lấn. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Điều này sẽ giúp thủ thuật diễn ra thuận lợi, an toàn.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc gây mê bạn phải tuân thủ việc “không ăn, không uống” (kể cả nước lọc) để dạ dày ở trạng thái rỗng từ 6 – 8 giờ trước khi chọc hút trứng. Vì khi gây mê bạn sẽ ngủ, các phản xạ không còn, nếu có thức ăn ở dạ dày sẽ có khả năng trào ngược vào khí quản gây tắt nghẽn đường thở. Điều này rất nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn. Nếu bạn quên và đã ăn hoặc uống thì phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Sau khi chọc hút trứng, bệnh nhân sẽ được đưa về phòng hồi tỉnh nghỉ ngơi 1-2 tiếng. Nếu sức khỏe ổn định có thể ra về. Nếu sau chọc hút bệnh nhân cảm thấy đau tức ở phần bụng dưới, đi lại hoặc vận động khó khăn hơn bình thường có thể liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra. Thông thường những cơn đau sẽ ở trong ngưỡng chịu đựng được và sẽ dần hết trong những ngày sau đó.
Thông thường mỗi ca chọc hút trứng sẽ mất khoảng 15 – 30 phút. Bệnh nhân cần có mặt trước 30 phút để làm thủ tục hành chính bắt buộc.
Bài viết liên quan
Một số bất thường NST gây vô sinh ở nam giới
Một nam giới bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 46XY, được chia làm ...
Th12
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12
Khám sức khỏe tiền hôn nhân – những điều cần biết
Một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và những đứa con khỏe mạnh là mong ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ...
Th12