Ăn Gì Để Tốt Cho Niêm Mạc?

20190613 091120 931138 niem mac tu cung da.max 1800x1800 1

Đối với chị em làm thụ tinh ống nghiệm, hoặc là bạn sẽ chuyển phôi tươi hoặc phôi trữ. Đối với chuyển phôi trữ, bạn sẽ cần thời gian để chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này sẽ diễn ra từ ngày 2 chu kỳ kinh và kéo dài khoảng 12-18 ngày. Có một số bệnh nhân có hình thái và độ dày niêm mạc đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển phôi. Một số bệnh nhân niêm mạc mỏng nên không thể chuyển phôi và phải đợi chu kỳ khác. Vậy ăn gì để tốt cho niêm mạc?

1. Độ dày niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Niêm mạc tử cung là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung.

📌📌📌📌📌📌Bạn Cần Biết: Chi Phí IVF Của Mỗi Cặp Vợ Chồng Là Khác Nhau 

20190613 091120 931138 niem mac tu cung da.max 1800x1800 1
Độ dày niêm mạc tử cung thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.

Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

2. Tại sao phải chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi trữ lạnh?

Sau khi kích thích buồng trứng và chọc hút trứng trong thụ tinh ống nghiệm, có nhiều lý do mà bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân cân nhắc đông lạnh phôi. Vài lý do có thể kể ra như: nội tiết chưa cân bằng, niêm mạc tử cung chưa thuận lợi, cơ thể bệnh nhân chưa khỏe hoặc có nguy cơ quá kích buồng trứng… hay đơn thuần là do bệnh nhân chưa có thời gian để mang thai hoặc có nhiều phôi nên trữ đông lại để dành cho sau này chuyển phôi tiếp.

Việc chuyển phôi trữ lạnh không phải sẽ chuyển vào bất cứ thời điểm nào. Mà sẽ phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị niêm mạc tử cung dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị. Mục đích của việc chuẩn bị niêm mạc tử cung này là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống”.

3. Ăn gì để tốt cho niêm mạc?

Nên ăn:

Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp niêm mạc tử cung của người phụ nữ có khả năng tiếp nhận phôi tốt hơn.
− Chia đều các bữa ăn trong ngày về số lượng và thời gian. Điều này sẽ giúp cân bằng nồng độ Cortisol và Insulin trong máu. Đồng thời giúp điều hòa các hormone trong cơ thể tốt hơn.
− Sử dụng chế độ ăn giàu chất xơ với chỉ số Glycemic Index thấp. Các thực phẩm có GIycemic thấp sẽ làm cho đường huyết các mẹ ổn định hơn. Và không bị tăng vọt sau mỗi bữa ăn. Các loại thực phẩm GIycemic thấp có thể kể đến như cơm gạo lứt, yến mạch, bánh mỳ đen, khoai lang …
− Coenzyme Q10 được khuyến cáo sử dụng rất nhiều như một chất chống oxy hóa. Chất này có thể làm giảm stress lên các mô trong cơ thể và rất tốt cho niêm mạc tử cung.
− Các thực phẩm có chứa các vitamin nhóm B như trứng, cà rốt, cá, hải sản … Nhóm thực phẩm này cũng rất tốt cho việc tăng cường tưới máu tới lớp niêm mạc tử cung.
 
🍀🍀🍀🍀Tham Khảo: Ăn gì để buồng trứng khỏe mạnh
20191101 120914 535511 coenzime Q10.max 800x800 1
Coenzym Q10 rất tốt cho sự phát triển của niêm mạc tử cung.

Nên tránh:

− Một số thực phẩm chua như chanh, cam, bưởi, lựu, táo xanh có thể làm mỏng lớp niêm mạc tử cung theo những cơ chế chưa rõ ràng. Tốt nhất các mẹ nên tránh sử dụng nếu có tiền sử niêm mạc mỏng
– Ăn quá nhiều bơ, sầu riêng thực sự rất đau ví và nếu bạn không có tiền sử mỏng niêm mạc thì không ăn bơ, sầu riêng niêm mạc vẫn đẹp thôi. Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều sầu riêng sẽ dễ khiến bạn bị tiểu đường.
− Kiêng hoàn toàn bia rượu, thuốc lá và cà phê.
Cuối cùng, các mẹ nên tuân thủ chế độ ăn uống cũng như thuốc của các bác sĩ hỗ trợ sinh sản trong quá trình theo dõi niêm mạc để có được một niêm mạc tử cung đẹp và thuận lợi, sẵn sàng đón phôi về làm tổ nhé !

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status