AMH hiện nay là chỉ số tin cậy trong khám và điều trị hiếm muộn. Tại Viện Mô phôi, xét nghiệm AMH là xét nghiệm bắt buộc khi khám hiếm muộn. Đây là chỉ số nội tiết đánh giá dự trữ buồng trứng của bệnh nhân. Vì vậy, khi dự trữ buồng trứng gần như cạn kiệt, khả năng có con bằng noãn tự thân rất thấp. Khi được xác định suy buồng trứng, bệnh nhân nên điều trị hiếm muộn càng sớm càng tốt. Dưới đây là một trường hợp bệnh nhân còn trẻ tuổi nhưng suy buồng trứng sớm. Bệnh nhân AMH 0.3 sinh con khoẻ mạnh, đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Vân ở Hải Dương.
✅Ngày 16/01/2024: Chất lượng và số lượng trứng cái nào quan trọng hơn?
✅Ngày 15/01/2024: Dùng thuốc Duphaston bao lâu có kinh nguyệt?
✅Ngày 12/01/2024: Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai?
✅Ngày 15/01/2024: Viêm lộ tuyến cổ tử cung ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
✅Ngày 16/01/2024: Thụ tinh nhân tạo chi phí như thế nào?
✅Ngày 16/01/2024: Tại sao cần kích thích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn?
Ý nghĩa của chỉ số AMH
AMH là gì?
AMH viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Anti – Mullerian Hormone). Đây là một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết dự trữ buồng trứng. Dựa vào chỉ số AMH có thể đánh giá được khả năng sinh sản của phụ nữ ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Nữ giới khỏe mạnh dưới 38 tuổi, chỉ số AMH bình thường nằm trong khoảng 2,2 – 6,8 ng/ml (14,28 – 48,55 pmol/L).
Ý nghĩa của chỉ số AMH
AMH liên quan mật thiết đến thụ tinh trong ống nghiệm
Xét nghiệm chỉ số AMH là xét nghiệm đáng tin cậy để dự đoán đáp ứng kích thích buồng trứng, được khuyến cáo thực hiện cho tất cả bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Chỉ số AMH có liên quan trực tiếp đến kết quả của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
AMH tiên lượng khả năng sinh sản
Bác sĩ có thể dựa vào chỉ số AMH để tiên lượng khả năng có thai, tư vấn thời điểm tốt nhất để mang thai tự nhiên cũng như có biện pháp can thiệp điều trị hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Chỉ số AMH quá thấp hoặc quá cao so với chỉ số AMH chuẩn cho thấy khả năng thụ thai gặp ít nhiều khó khăn.
Nồng độ AMH giúp đánh giá tình trạng tổn thương ở buồng trứng
Chỉ số AMH là số liệu đáng tin cậy giúp bác sĩ tiên lượng tình hình sức khỏe sinh sản của bệnh nhân sau phẫu thuật buồng trứng, đồng thời phát hiện sớm những tổn thương ở mô buồng trứng. Vì vậy AMH có thể sử dụng trước và sau khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật buồng trứng. Để từ đó có phương án dự phòng sinh con tốt nhất.
Nồng độ AMH được xem là dấu hiệu của sự lão hóa buồng trứng
Theo thời gian, số lượng và chất lượng trứng ở hai bên buồng trứng giảm dần gây ra hiện tượng lão hóa buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết số noãn còn lại của buồng trứng để đánh giá mức độ lão hoá. Chỉ số AMH cũng có thể tiên đoán độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ. Thông thường, độ tuổi mãn kinh ở chị em khoảng 45-50 tuổi, chỉ số AMH giảm dần và mất hẳn. Nếu xét nghiệm chỉ số AMH <0.2 ng/ml ở độ tuổi 35-39 tiên lượng mãn kinh sau 10 năm, còn ở lứa tuổi 45-48 tiên lượng mãn kinh sau 6 năm.
Bệnh nhân AMH 0.3 sinh con khoẻ mạnh
Vì tin tưởng mà đến…
Suy buồng trứng sớm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người phụ nữ. Suy buồng trứng sớm là tình trạng mà buồng trứng bắt đầu ngừng chức năng mặc dù chưa đến độ tuổi mãn kinh. Chị Vân (Hải Dương – 28 tuổi) thế nhưng AMH của chị chỉ còn 0.3. Chính vì vậy, hành trình tìm con của vợ chồng chị cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Tháng 1/ 2023, vợ chồng chị Vân có đi khám tại một cơ sở khác ở Hà Nội. Sau khi có kết quả khám được xác định, vợ suy buồng trứng, AMH 0.3, chồng tinh trùng yếu nhẹ. Tuy nhiên bác sĩ tại đơn vị đó có tư vấn vợ chồng chị nên xin noãn hiến vì j=khả năng để điều trị bằng noãn tự thân rất mong manh.
Thế nhưng xuất phát từ tâm lý của hai vợ chồng, anh chị quyết định đến Viện Mô phôi khám để cứu vớt một chút hy vọng. Sẽ cố gắng để có con bằng noãn của người vợ. Tháng 3/2023, vợ chồng chị Vân đến Viện Mô phôi khám. Dưới sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ Tùng, vợ chồng chị quyết định điều trị IVF tại Viện.
Một hành trình nhiều khó khăn nhưng cuối cùng hái được quả ngọt…
Điều trị cho bệnh nhân suy buồng trứng sớm gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình trạng đáp ứng thuốc kích trứng của bệnh nhân. Vào ngày 2 chu kỳ kinh chị Vân bắt đầu điều trị. Tuy nhiên có một chút khó khăn là buồng trứng phải khó quan sát, buồng trứng trái 2 AFC. 5 ngày đầu sử dụng thuốc, chị Vân đáp ứng thuốc khá chậm. Sau một thời gian tái khám, bác sĩ quyết định trường hợp của chị Vân sẽ tiêm kích trứng 12 ngày.
Chị Vân thu được 4 noãn, tạo được 3 phôi ngày 5, được trữ thành 2 top. Lần thứ nhất, chị Vân được chỉ định chuyển 1 phôi tốt, nhưng may mắn chưa đến. Lần thứ 2, chỉ còn 2 phôi trung bình, bác sĩ quyết định chuyển 2 phôi cho chị. Rất hồi hộp nhưng thật may mắn sau 10 ngày chuyển phôi, beta hCG của chị Vân đạt 168, ngày 12 sau chuyển phôi 689.
Một thai kỳ thuận lợi, hai mẹ con chị Vân cán đích thành công ở tuần 39, một bé gái nặng 3,2kg đáng yêu, khoẻ mạnh. Anh Tuấn – chồng chị Vân chia sẻ: “Thật sự không biết nói gì hơn vì vc em đã nghĩ là chỉ đến viện phôi khám cho đỡ áy náy và đã chuẩn bị tâm lý để xin con nuôi mà ko dùng trứng của người hiến. Nhưng lại vô cùng may mắn khi bọn em biết đến viện, biết đến bs Tùng và các bs đã giúp vc em có niềm vui to lớn này ạ”.
Cảm ơn gia đình đã tin tưởng và lựa chọn Viện Mô phôi đồng hành. Chúc con gái hay ăn chóng lớn. Chúc mừng gia đình chị Vân – anh Tuấn!
Bài viết liên quan
Sinh con khoẻ mạnh sau hai lần sảy thai!
Thai kỳ khoẻ mạnh, cán đích thành công là mong muốn của bất kỳ thai ...
Th10
Em bé Tôm của vợ chồng chị Lân!
Làm mẹ, đó là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Kết hôn, sinh ...
Th10
Bệnh nhân AMH 0.2 điều trị thành công sinh con khoẻ mạnh!
Suy buồng trứng hiện nay là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây vô ...
Th10
Bệnh nhân AMH 0.3 điều trị thành công!
Chúc mừng thành công của vợ chồng chị Mai! Chị Mai thuộc trường hợp suy ...
Th9
Bệnh nhân có bệnh máu khó đông di truyền sinh con khoẻ mạnh!
Bệnh lý di truyền là một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều gia ...
Th9
Bệnh nhân Hemophilia điều trị thành công!
Nhắc đến bệnh lý di truyền đơn gen, không thể bỏ qua Hemophilia. Căn bệnh ...
Th9