Bất kì người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh. Về thời gian đến sớm hay muộn sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu tính trung bình thì từ 50 – 55 tuổi sẽ là giai đoạn phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên có người mãn kinh sớm hoặc muộn hơn mốc thời gian này. Mãn kinh là sự thay đổi về sinh lý lần thứ 2 trong chức năng tình dục của người phụ nữ (dấu mốc đầu tiên là ở tuổi dậy thì). Vì vậy, cơ thể nữ giới sẽ những thay đổi đáng kể. Vậy khi phụ nữ mãn kinh có thể mang thai được không?
⭐️⭐️⭐️Ngày 29/05/2023: Thụ tinh nhân tạo là gì?
⭐️⭐️⭐️Ngày 27/05/2023: Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
1. Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là sự ngừng hành kinh vĩnh viễn do mất chức năng tạo nang noãn tạo buồng trứng. Mãn kinh tự nhiên được định nghĩa là 12 tháng vô kinh không kèm theo nguyên nhân bệnh lý nào. Tuổi trung bình của mãn kinh là 51,4 tuổi. Mãn kinh trước 40 tuổi gọi là suy buồng trứng sớm. Thời kỳ mãn kinh chính thức bắt đầu khi buồng trứng sản xuất quá ít estrogen, đến mức trứng không được phóng thích nữa. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng lại.
Dấu hiệu mãn kinh là gì?
Mỗi người phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh với những biến đổi khác nhau và mốc thay đổi cũng không giống nhau. Tuy nhiên, độ tuổi mãn kinh phổ biến nhất là 50 – 51 tuổi. Mỗi người cũng sẽ có dấu hiệu mãn kinh khác nhau:
- Chu kỳ kinh bất thường.
- Khả năng sinh sản giảm.
- Âm đạo có nhiều biến đổi.
- Xuất hiện các cơn bốc hỏa khiến cho nữ giới có cảm giác mặt nóng bừng bừng.
- Hay đổ mồ hôi trộm buổi đêm.
- Giấc ngủ bị rối loạn.
- Thay đổi về tính khí và vẻ bề ngoài.
Nguyên nhân gây mãn kinh
Mãn kinh là một giai đoạn sinh lý tự nhiên hết sức bình thường trong cuộc đời của người phụ nữ. Vì thế, mãn kinh cũng là một trong các giai đoạn giống như giai đoạn dậy thì, sinh sản và tiền mãn kinh.
Độ tuổi phụ nữ
Mãn kinh là một giai đoạn sinh lý tự nhiên hết sức bình thường trong cuộc đời của người phụ nữ. Vì thế, mãn kinh cũng là một trong các giai đoạn giống như giai đoạn dậy thì, sinh sản và tiền mãn kinh.
Buồng trứng bị suy sớm
Buồng trứng là cơ quan sinh sản đảm nhận vai trò nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng rồi kết hợp với tinh trùng để xảy ra quá trình thụ thai. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, sẽ đến lúc buồng trứng bị lão hóa. Tuy nhiên, nếu buồng trứng bị lão hóa trước tuổi thì hoạt động chức năng ở người phụ nữ cũng sẽ ngừng trước độ tuổi 40.
Nội tiết tố nữ suy giảm
Bắt đầu từ 30 tuổi trở đi, lượng hormone trong cơ thể nữ giới sẽ dần dần suy giảm và đến tuổi mãn kinh nó sẽ sụt giảm mạnh.
2. Phụ nữ mãn kinh có thể mang thai được không?
Khi bước vào tuổi mãn kinh, buồng trứng đã ngừng hoạt động hoàn toàn nên không thể sản sinh trứng. Điều này dẫn tới người phụ nữ không thể mang thai tự nhiên được nữa. Điều này có nghĩa là khi ở thời kỳ này, bạn sẽ có thể quan hệ tình dục mà không lo sợ về việc mang bầu nên không cần dùng các biện pháp tránh thai.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn mang thai thì chỉ có duy nhất lựa chọn là xin noãn của người khác. Đồng thời bạn cần có các phương pháp hỗ trợ sinh sản can thiệp.
Bệnh nhân có thể mang thai khi tử cung đủ điều kiện mang thai và phải xin noãn hiến…
Trên thực tế, một số trường hợp đã bước vào tuổi mãn kinh vẫn mang thai và sinh con. Nhưng con số này là rất ít.
Nguyên nhân là do sự can thiệp của các biện pháp y học. Với những người đã mãn kinh song vẫn có khao khát được sinh con, làm mẹ, một số biện pháp can thiệp và hỗ trợ có thể biến mong muốn này thành sự thật, chẳng hạn như:
Trường hợp mới mãn kinh, nếu các nang noãn tại buồng trứng vẫn còn, nếu người phụ nữ mong muốn có con thì phải thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao, cũng như sẽ có thể gặp nhiều nguy cơ bất thường về thai.
Hoặc bác sĩ sẽ kiểm tra tử cung người phụ nữ còn khả năng mang thai không. Nếu tử cung còn khả năng mang thai, bệnh nhân sẽ được chỉ định xin noãn hiến. Như vậy người vợ vẫn còn khả năng mang thai. Nhưng về mặt di truyền, em bé sẽ mang một nửa di truyền của bố, một nửa của người hiến noãn.
Trên đây là thông tin phụ nữ mãn kinh có thể mang thai được không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên mang thai ở giai đoạn này cũng sẽ cực kỳ vất vả và nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, bạn vẫn còn cơ hội để thực hiện khao khát làm mẹ của mình nếu tử cung vẫn đủ điều kiện nhé!
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9