Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm nên làm gì?

suy bt 1666023815538210631608

Buồng trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng cua phụ nữ. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu cho sự duy trì nòi giống. Mà buồng trứng còn có vai trò quan trọng với sức khoẻ nói chung của phụ nữ. Thế nhưng hiện nay, tình trạng suy buồng trứng đang ngày càng gia tăng và trẻ hoá. Nhiều phụ nữ dưới 30 tuổi có buồng trứng lão hoá như phụ nữ ngoài 40. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản cửa phụ nữ. Đồng thời tỷ lệ vô sinh ở nữ giới gia tăng. Vậy phụ nữ bị suy buồng trứng sớm nên làm gì?

❇️Ngày 24/10/2023: Giai đoạn cửa sổ làm tổ của phôi diễn ra như thế nào?

❇️Ngày 23/10/2023: Cơ chế di truyền của bệnh Thalassemia là gì?

❇️Ngày 24/10/2023: Những trường hợp nào cần hỗ trợ phôi thoát màng?

❇️Ngày 23/10/2023: Một số lưu ý khi đến khám hiếm muộn và điều trị tại Viện Mô phôi.

❇️Ngày 20/10/2023: Tầm quan trọng của xét nghiệm NIPT

❇️Ngày 19/10/2023:: Siêu âm tinh hoàn được thực hiện khi nào?

Chức năng của buồng trứng

Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của nữ giới, gồm hai buồng trứng: một bên phải và một bên trái. Buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, hai bên tử cung, phía sau vòi tử cung, dưới eo chậu trên khoảng 10mm.

Cấu tạo của buồng trứng

Buồng trứng dài khoảng 3cm, rộng 1,5cm, dày 1 cm, có hình hạt đậu dẹt. Cấu tạo buồng trứng bao gồm:

  • Hai mặt: mặt trong và mặt ngoài
  • Hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo
  • Hai đầu: đầu vòi và đầu tử cung.

Buồng trứng được bao bọc bởi lớp áo trắng, dưới lớp áo trắng là vỏ buồng trứng. Bên dưới lớp vỏ, thuộc phần trung tâm là tuỷ buồng trứng.

Chức năng cơ bản của buồng trứng

Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của phụ nữ với hai chức năng cơ bản: nội tiết để sản xuất ra các hormone sinh dục, quy định các đặc tính sinh dục – sinh lý nữ và ngoại tiết để sản xuất trứng phục vụ cho quá trình sinh sản. Một buồng trứng hoạt động bình thường sẽ giúp cho người phụ nữ có đời sống tình dục, sinh lý và sinh sản bình thường.

Chức năng ngoại tiết của buồng trứng

Từ sau tuổi dậy thì, trung bình mỗi tháng 1 lần, buồng trứng sẽ phóng thích ra một trứng, dẫn đến quá trình hành kinh và thụ thai nếu gặp tinh trùng. Đây là chức năng ngoại tiết của buồng trứng.

20190925 032517 502729 nang noan.max 1800x1800 3
Chức năng ngoại tiết của buồng trứng.

Chức năng nội tiết của buồng trứng

Buồng trứng là một tuyến nội tiết của cơ thể, tiết 2 hormone sinh dục quan trọng là: estrogen và progesteron

  • Estrogen: Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp tại buồng trứng từ cholesterol và có thể cả từ acetyl coenzym A.

Có 3 loại estrogen có mặt trong huyết tương là: estradiol, estron và estriol. Tác dụng của hormone estrogen là bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì bao gồm: phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại, vai hẹp hông nở.

  • Progesteron. Progesteron là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzym A. Tác dụng quan trọng nhất là kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Giúp chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Progesteron còn giúp làm giảm co bóp cơ tử cung, ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường cho thai phát triển. Ngoài ra, progesteron còn tác dụng lên cổ tử cung, vòi trứng, tuyến vú và thân nhiệt.

Suy buồng trứng sớm là gì?

Suy buồng trứng sớm hay còn gọi là suy buồng trứng nguyên phát là một rối loạn xảy ra khi buồng trứng của phụ nữ ngừng hoạt động sớm (hơn bình thường). Ở những phụ nữ bị tình trạng này, buồng trứng ngừng sản xuất trứng trước tuổi 40. Trong khi tuổi thông thường để ngừng sản xuất trứng, được gọi là mãn kinh, là khoảng 50.

Khi buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng, chúng cũng không còn sản xuất các hormone bao gồm cả estrogen. Phụ nữ có mức estrogen thấp có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe.

Bên trong buồng trứng là những túi nhỏ, được gọi là nang. Chúng giữ trứng khi trứng lớn lên và trưởng thành. Các bé gái thường được sinh ra với khoảng 2 triệu “hạt giống” biến thành các nang này, kéo dài qua thời kỳ mãn kinh.

Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm vẫn có thể có con tự nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần tìm đến sự trợ giúp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Ví dụ như làm thụ tinh ống nghiệm hoặc xin noãn. Trường hợp phụ nữ bị suy buồng trứng sớm muốn có con hoặc muốn trữ noãn để bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai cần thăm khám sớm với bác sĩ hỗ trợ sinh sản để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm nên làm gì?

Sử dụng nội tiết thay thế

Việc duy trì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng có thể hỗ trợ một phần về mặt tâm lý. Suy buồng trứng sớm có nguy cơ bị gãy xương và tăng tử vong do bệnh lý tim mạch. Vì vậy, việc sử dụng nội tiết thay thế có thể được cân nhắc sử dụng để duy trì hoạt động nội tiết. Hoạt động nội tiết sẽ bảo vệ người phụ nữ khỏi các nguy cơ về tim mạch và loãng xương.

Tầm soát nguy cơ một số bệnh lý

Các nghiên cứu cho thấy, tốc độ hủy xương tăng ở giai đoạn quanh mãn kinh và đặc biệt tăng mạnh trong 3 – 4 năm đầu sau mãn kinh. Vấn đề loãng xương ở phụ nữ suy buồng trứng sớm càng nghiêm trọng hơn. Do đó, việc đo mật độ xương nên được tiến hành định kỳ hằng năm kèm theo một chế độ luyện tập thể dục hợp lý và đều đặn. Ngoài ra, nên sử dụng thêm Calcium kèm Vitamin D.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh

Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung Canxi, vitamin D trong thực phẩm hàng ngày. Luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để có một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hiện nay không có cách nào để làm dừng quá trình suy buồng trứng. Càng lớn tuổi chất lượng và số lượng trứng càng giảm. Vì vậy cần được thăm khám sớm để không bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status