Klinefelter là hội chứng gây ảnh hưởng nặng nền đến khả năng sinh sản ở nam giới. Bình thường, nam giới sẽ có 46 nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào. Nhưng bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter thừa một nhiễm sắc thể X. Hoặc còn gọi là kiểu hình 47, XXY. Đây là một trường hợp một trường hợp cực kỳ khó trong vô sinh nam. Thế nhưng bằng những kinh nghiệm tuyệt vời, các bác sĩ Viện Mô phôi đã giúp bệnh nhân của mình. Bố mắc Hội chứng Klinefelter sinh hai con trai khoẻ mạnh. Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Mạnh Cường – Hà Nội.
🔥Ngày 25/08/2023: Bệnh Pompe do nguyên nhân nào gây ra?
🔥Ngày 17/08/2023: Hormone Testosterone là gì?
🔥Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
🔥Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?
🔥Ngày 10/08/2023: Những trường hợp nào cần tiêm tinh trùng vào bào tương noãn?
🔥Ngày 22/08/2023: Quy trình chọc hút noãn
1. Những thông tin quan trọng về hội chứng Klinefelter
Khái niệm
Hội chứng Klinefelter xảy ra do một lỗi ngẫu nhiên khiến nam giới sinh ra có nhiễm sắc thể giới tính phụ. Đó không phải là một hội chứng di truyền. Đây là hội chứng xảy ra do tình trạng không phân li nhiễm sắc thể ở nam giới, người mắc Klinefelter thay vì có một nhiễm sắc thể giới tính X.
Nguyên nhân gây ra hội chứng klinefelter
Nguyên nhân gây ra hội chứng Klinefelter là do một dị tật ở nhiễm sắc thể giới tính. Thông thường, nữ giới có nhiễm sắc thể là 46, XX và nam giới có nhiễm sắc thể là 46, XY. Ở hội chứng này, nam giới sẽ mang nhiễm sắc thể là 47, XXY. Nhiễm sắc thể X bị thừa can thiệp vào sự phát triển bình thường của nam giới trong bào thai và ở giai đoạn dậy thì.
Hội chứng Klinefelter xảy ra do một lỗi ngẫu nhiên khiến nam giới sinh ra có nhiễm sắc thể giới tính phụ. Đó không phải là hội chứng di truyền.
Hội chứng Klinefelter có thể được gây ra bởi:
-
Thêm một bản sao của nhiễm sắc thể X trong mỗi tế bào (XXY), nguyên nhân phổ biến nhất
-
Một nhiễm sắc thể X thêm ở một số tế bào (hội chứng khảm Klinefelter), với ít triệu chứng hơn
-
Nhiều hơn một bản sao của nhiễm sắc thể X, rất hiếm và dẫn đến một dạng nghiêm trọng
Bản sao thêm của các gen trên nhiễm sắc thể X có thể cản trở sự phát triển và khả năng sinh sản của nam giới.
Triệu chứng
Dấu hiệu của hội chứng Klinefelter không giống nhau ở tất cả bệnh nhân và thay đổi theo độ tuổi.
Các dấu hiệu được xem là gợi ý cho Klinefelter theo độ tuổi gồm:
- Thời kỳ sơ sinh
Trẻ có dấu hiệu chậm phát triển: đi, nói, bò chậm hơn so với mốc bình thường; có thể bị thoát vị và tinh hoàn không đi xuống dưới bìu; sức đề kháng yếu.
- Thời kỳ trẻ em
Trẻ dễ có dấu hiệu kém phát triển về học tập như khó viết, khó đọc, khó đánh vần,… Ngoài ra, khả năng vận động của trẻ cũng rất kém, kể cả việc tự đi vệ sinh. Hội chứng này khiến cho trẻ gặp các vấn đề về xã hội như: tập trung kém, không tự tin, nhút nhát, rối loạn cảm xúc,…
- Thời kỳ niên thiếu
Bé trai có sự thay đổi thể chất chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi: ngực rộng lớn hơn, chân và cánh tay dài hơn, hông rộng, xương yếu, tinh hoàn và dương vật nhỏ, ít cơ bắp, lông mọc chậm,…
- Thời kỳ trưởng thành
Nam giới trưởng thành mắc hội chứng Klinefelter hay bị vô sinh vì bộ phận sinh dục không phát triển và suy giảm ham muốn tình dục.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng Klinefelter
Bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ kiểm tra thông tin chung về tình hình sức khỏe các triệu chứng và kiểm tra thể chất cơ bản trọng tâm vẫn sẽ là kiểm tra ngực, bộ phận sinh dục và tinh hoàn.
Kiểm tra nhiễm sắc thể hoặc kiểm tra lượng hormone từ máu hoặc nước tiểu.
Những người mắc chứng klinefelter thường có dấu hiệu bất thường về thể chất khi bước vào tuổi sinh sản.
2. Bố mắc Hội chứng Klinefelter sinh hai con trai khoẻ mạnh
Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Mạnh Cường ở Thanh Trì – Hà Nội. Anh Cường chia sẻ:
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Kỷ niệm 42 năm Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam
Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam đã được xây dựng qua hàng ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Lịch khám bệnh từ ngày 18/11 đến ngày 24/11!
Kính gửi Quý bệnh nhân Lịch khám bệnh từ ngày 18/11 đến ngày 24/11! Quý ...
Th11