Hành trình thai kỳ là khoảng thời gian sẽ có rất nhiều thay đổi của người mẹ. Đó là sự thay đổi về thể chất, tâm lý và những thói quen. Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, các mẹ bầu cần bổ sung dĩnh dưỡng khoa học, tránh nhồi nhét. Các mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cân đối. Tất nhiên trong quá trình này cũng cần một số lưu ý để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi. Dưới đây là các loại rau mà bà bầu không nên ăn.
💁♀️25/04/2023: Beta hCG thấp nên làm gì?
💁♀️26/04/2023: Làm gì để tăng khả năng làm tổ của phôi?
💁♀️20/06/2023: Cần làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều?
1. Để thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Thai kỳ khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả bà bầu. Muốn làm được điều này, ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, bạn cần phải chú ý thêm nhiều yếu tố khác nhau.
-
Khám thai định kỳ, giữ sức khỏe răng miệng để cho thai kỳ khỏe mạnh
-
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
-
Đảm bảo luôn uống đủ nước mẹ nhé!
👉👉Tham khảo thêm: Khám hiếm muộn nữ hết bao nhiêu tiền?
-
Vận động thường xuyên để giúp thai kỳ khỏe mạnh
-
Nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng
-
Cách mang thai khỏe mạnh là nói “không” với rượu bia và thuốc lá
-
Tránh xa hóa chất giúp bảo đảm thai kỳ khỏe mạnh
- Nên chọn cho mình những bộ quần áo thoải mái. Do vóc dáng và trọng lượng của bạn thay đổi nhanh chóng nên nếu mặc những bộ quần áo quá ôm sát thì không chỉ bạn mà cả bé yêu đều có thể cảm thấy khó chịu.
-
Chủ động tìm hiểu về biến chứng thai kỳ để phòng ngừa.
2. Các loại rau mà bà bầu không nên ăn
Bên cạnh những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ, dưới đây là một số loại rau mẹ bầu không nên ăn:
Rau sống
- Thứ nhất, rau sống có thể chứa vi khuẩn, chẳng hạn như khuẩn Listeria, Toxoplasma, Salmonella,…
- Thứ hai, rau sống chưa qua chế biến có thể chứa nhiều axit oxalic – một hợp chất làm giảm khả năng hấp thu canxi, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương ở mẹ và chậm phát triển hệ thống xương ở thai nhi.
- Thứ ba, rau sống, đặc biệt là các loại rau ăn lá và sống dưới nước (chẳng hạn như rau muống) có thể chứa trứng sán, trứng ốc sên, trứng ốc bươu và nhiều loại ký sinh trùng từ đất hoặc nước. Nếu mẹ bầu nhiễm sán, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thường xuyên tiêu chảy, mất nước, suy nhược cơ thể và các vấn đề khác ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tránh ăn salad trộn đóng gói sẵn
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Salad trộn đóng gói sẵn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như Toxoplasma, Listeria và Salmonella. Các loại mầm bệnh này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và thai nhi, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy, sảy thai hoặc sinh non.
- Chất bảo quản và hóa chất. Salad chế biến sẵn thường chứa chất bảo quản để kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm. Một số chất này có thể không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
- Thiếu dinh dưỡng: Salad trộn đóng gói sẵn thường không tươi và chất lượng dinh dưỡng có thể giảm do thời gian chế biến và bảo quản kéo dài. Điều này khiến salad chế biến sẵn không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé.
Rau củ muối không tốt cho bà bầu
- Natri: Rau củ muối chua thường chứa hàm lượng natri cao. Điều này xuất hiện đến từ quá trình ủ muối lên men. Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp và giữ nước trong cơ thể. Nó gây gây phù nề, tăng cân và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch;
- Độ chua: Độ chua của rau củ muối chua có thể gây cảm giác “xót ruột”, kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt là đối với những mẹ bầu đang bị ốm nghén hoặc có tiền sử bị ở chua và trào ngược dạ dày;
- Vi khuẩn: Quá trình muối chua rau củ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn Listeria, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đe dọa sự phát triển của bé;
- Chất bảo quản: Một số loại rau củ muối chua trên thị trường có thể chứa các chất điều chỉnh độ axit và chất bảo quản hóa học có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Trên đây là các loại rau mà bà bầu không nên ăn. Nhiều mẹ bầu khi mang thai hay có cảm giác thèm ăn, thậm chí là những món ăn không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm. Chính vì vậy, các mẹ phải cố gắng lựa chọn những thực phẩm phù hợp. Điều này giúp đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi.
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9